| Hotline: 0983.970.780

PCCCR ở Nghệ An: Lúng túng đối phó với lửa rừng

Thứ Hai 26/07/2010 , 16:22 (GMT+7)

Những đám cháy quá lớn kèm theo gió Lào thổi mạnh, ngọn lửa bốc cao từ 3 - 4 mét vượt qua cả đường băng cản lửa rộng 14 mét khiến các lực lượng PCCCR đành phải bó tay..

Từ đầu tháng 7/2010 đến nay, tình hình nắng nóng, khô hạn tại khu vực Bắc Trung bộ không chỉ làm hàng chục nghìn ha lúa hè thu, lúa mùa đang “thoi thóp” chờ chết trên đồng ruộng mà còn uy hiếp hàng triệu ha rừng tự nhiên, rừng trồng của cả khu vực.

Tại Nghệ An nhiệt độ ngoài trời ở khu vực đồng bằng luôn duy trì ở mức trên dưới 40 độ. Các huyện Trung du, miền núi đều có nền nhiệt 42-43 độ C. Thời gian cao điểm, có lúc nhiệt độ lên tới 45 – 46 độ C. Kèm theo nắng nóng là gió phơn Tây – Nam thổi suốt ngày đêm khiến lớp thực bì dưới các tán rừng gần như bị hong khô, nên chỉ cần 1 đốm lửa là có thể bùng phát ngay một đám cháy lớn.

Đây là lý do giải thích vì sao trên địa bàn Nghệ An liên tục xẩy ra cháy rừng tại các huyện Nam đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Yên Thành. Có thể nói gần như ngày nào cũng xẩy ra cháy rừng. Ngày xẩy ra ít thì 01 vụ , ngày nhiều nhất tới 3- 4 vụ. Khiến lực lượng cơ động PCCCR của Kiểm lâm và lực lượng bộ đội đóng trên địa bàn hết sức vất vả đối phó với giặc lửa. Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm Nghệ An chỉ tính trong thời gian gần 2 tuần ( từ ngày 01/7 đến 13/7/2010) đã xẩy ra 19 vụ cháy rừng. làm thiệt hại 65,62 ha rừng. Trong đó có 54,12 ha rừng trồng và 11,5 ha rừng tự nhiên, còn lại là diện tích đất lâm nghiệp lau lách, bụi rậm...

Trước dó, chỉ riêng 10 ngày cuối tháng 6/2010, Nghệ An từng đã xẩy ra 18 vụ cháy rừng làm thiệt hại 64,7 ha rừng các loại. Trong đó vụ cháy rừng xẩy ra vào sáng ngày 24/6/2010, tại địa bàn xã Hưng Yên Nam (Hưng Nguyên) khu vực giáp ranh giữa hai huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn là một ví dụ. Lực lượng kiểm lâm PCCCR, chính quyền và nhân dân địa phương đã ra sức dập lửa để cứu rừng. Nhưng nắng to, gió lớn làm đám cháy lan nhanh; nên 16 tiếng đồng hồ quần nhau với lửa đám cháy mới được khống chế...

Có mặt tại địa điểm cháy, chúng tôi chứng kiến ngọn lửa đang hung hãn thiêu rụi từng mảng cây rừng, đám cháy lan nhanh theo gió, lực lượng cứu hộ vừa dập lửa vừa triển khai phương án phân chia lực lượng thành từng tốp để chặt hạ cây dại vừa tạo đường băng cản lửa vừa tìm đường để tiếp cận các đám cháy. Trời về trưa, giữa cái nắng như thiêu như đốt cộng với hơi nóng hầm hập bốc lên từ ngọn lửa khiến ai náy đều nhem nhuốc, mồ hôi nhễ nhãi, mọi người đều mệt nhoài, đói lả, khô khát… Không có nước uống, một số người phải xuống chân núi múc nước suối chia nhau từng ngụm để tiếp tục chiến đấu với lửa. Đến trưa, đám cháy vẫn lan rộng, lực lượng cứu hộ và nhân dân vẫn kiên cường bám trụ trên các đỉnh núi đến 11h đêm đám cháy mới được khống chế hoàn toàn.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm Nghệ An cho biết: Nhiều vụ cháy vừa dập tắt xong, lực lượng chữa cháy chưa kịp rời khỏi hiện trường lửa rừng lại bùng phát trở lại do thảm thực bì, bổi, vọt quá dày, cành cây khô mục lâu ngày cháy âm ỉ. Có vụ xẩy ra buổi sáng mãi tới chiều các lực lượng chữa cháy mới dập tắt được, thì ngày hôm sau lại xuất hiện đám cháy khác lớn hơn. Vụ cháy rừng thông nhựa tại Nam Xuân, Nam Đàn là một ví dụ: Ngày 01/7 xuất hiện đám cháy lớn, lực lượng kiểm lâm, bộ đội và nhân dân địa phương tuy khống chế được đám cháy nhưng lửa rừng đã kịp thiêu trụi 1,2 ha. Sáng 02/7, ngay cạnh đó lại bùng lên một đám cháy khác làm thiệt hại thêm 1,5 ha thông nhựa.

Tình trạng cháy rừng xẩy ra tại nhiều địa phương cùng một lúc đã khiến lực lượng kiểm lâm PCCCR cơ động, lực lượng quân đội và nhân dân các địa phương phải gồng mình chữa cháy đến đứt cả hơi. Bốn vụ cháy xẩy ra hôm 7/7 là một ví dụ. Lửa rừng bùng phát trong một ngày tại 4 huyện: xã Ngọc Lâm (Thanh Chương); xã Hưng Yên (Hưng Nguyên); xã Nam Kim (Nam Đàn) và xã Phúc Sơn (Anh Sơn). Tổng thiệt hại của cả 4 vụ này là 26,3 ha rừng thông nhựa, rừng keo, Bạch đàn rừng hỗn giao bị thiêu trụi. Thông thường những hôm xẩy ra cháy nhiều nơi như vậy, lực lượng PCCCR, từ lãnh đạo đến cán bộ chiến sỹ lực lượng kiểm lâm Nghệ An gần như không ai được nghỉ ngơi và liên tục điều động ứng chiến khắp nơi. Những đám cháy quá lớn kèm theo gió Lào thổi mạnh, ngọn lửa bốc cao từ 3 - 4 mét vượt qua cả đường băng cản lửa rộng 14 mét khiến các lực lượng PCCCR đành bó tay... Chúng tôi đành triển khai phương án vừa phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa mới vừa tập trung lực lượng khống chế không để đám cháy lan rộng thêm.

Theo ông Lê Cao Bính, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Nghệ An thì nguyên nhân xẩy ra các vụ cháy ở các xã Nam Kim, Khánh Sơn 2(Nam Đàn) chủ yếu do cháy lan từ huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh sang. Một số vụ xẩy ra tại các huyện cũng bị cháy lan từ huyện này sang huyện khác như vụ cháy tại Nam Anh lan sang Nghi Công Nam, vụ cháy tại Hưng Yên lan sang địa bàn huyện Nghi Lộc. Tuy nhiên theo nhận định của cơ quan CSĐT có khá nhiều vụ cháy do kẻ xấu cố ý đốt rừng. Lý do là các điểm cháy được hình thành từ các đỉnh núi, nhiều điểm đồng thời phát hoả một lúc. Thời điểm kẻ xấu ra tay vào lúc đỉnh điểm của nắng nóng trong ngày (từ 12 đến 14 giờ) hoặc 21 giờ 30 đến 24 giờ đêm nên đã gây khó khăn cho công tác phát hiện và huy động lực lượng cứu chữa cháy rừng.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm