| Hotline: 0983.970.780

Phát huy hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Thứ Sáu 15/11/2024 , 08:17 (GMT+7)

Các địa phương trong tỉnh Quảng Nam đã lồng ghép các nguồn vốn từ nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt hiệu quả.

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam, tính đến nay, bình quân số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn tỉnh (193 xã) theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2022 - 2025 là 16,28 tiêu chí/xã. Quảng Nam đã có 129/193 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã NTM, đạt tỷ lệ 67%; trong đó có 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Để có được thành quả này, tỉnh Quảng Nam đã sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được phân bổ. Đồng thời lồng ghép nguồn ngân sách địa phương với các nguồn vốn khác để thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn.

Các mô hình hỗ trợ con giống giúp nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Nam nâng cao thu nhập. Ảnh: H.T.

Các mô hình hỗ trợ con giống giúp nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Nam nâng cao thu nhập. Ảnh: H.T.

Bằng việc lồng ghép các nguồn vốn này, nhiều xã, huyện tại tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được hàng trăm công trình, dự án, từng bước đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn. Cùng với đó, các chuỗi sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm cũng được hình thành, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, giúp giảm nghèo hiệu quả.

Cụ thể, đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Nam đã lồng ghép đầu tư 108 công trình, dự án ở các huyện miền núi. Ngoài ra, triển khai 14 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn 6 huyện miền núi với gần 500 hộ tham gia… Tổng kinh phí để thực hiện các tiêu chí NTM ở các huyện miền núi trong 3 năm qua, là hơn 1.000 tỷ đồng.

Tại huyện Đông Giang, từ cuối năm 2023, huyện này đã lập danh sách các hộ dân có đủ điều kiện được trợ cấp con giống, vật nuôi để tập huấn kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế gia đình. Ông Alăng Ngơi (trú xã Ba, huyện Đông Giang) cho biết, gia đình ông thuộc diện khó khăn nên vừa qua, ông được chính quyền địa phương hỗ trợ 5 con hươu sao để phát triển kinh tế.

“Trước khi được cấp 5 con hươu sao, tôi và nhiều hộ dân được tập huấn kỹ thuật, được tư vấn về làm chuồng trại sao cho phù hợp. Từ số tiền 30 triệu đồng dành dụm, vay mượn bạn bè, gia đình đã làm chuồng nuôi hươu. Hiện nay, hươu phát triển tốt, tới đây, lứa nhung hươu đầu tiên sẽ cho gia đình tôi một khoản thu nhập khá”, ông Ngơi chia sẻ.

Ngoài ra, huyện Đông Giang cũng bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ heo giống sinh sản, hàng chục ngàn cây giống như cây chè, cây dược liệu, giống cây ăn trái… Những mô hình này nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận khoa học - kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư hình thành các gia trại chăn nuôi tập trung, mở rộng diện tích cây trồng theo phương thức an toàn sinh học, tạo nguồn giống tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: “Địa phương lấy người dân, đặc biệt là hộ nghèo làm chủ thể trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chương trình chính sách; huy động tối đa nguồn lực, khuyến khích người dân thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng chính sách thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 36%, tiếp sức trong xây dựng NTM”.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.