| Hotline: 0983.970.780

Phát triển kinh tế đồi rừng để giảm nghèo

Thứ Hai 18/12/2023 , 15:05 (GMT+7)

Xác định phát triển kinh tế đồi rừng là giải pháp giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân vùng đặc biệt khó khăn ở Mường Tè (Lai Châu).

Người dân huyện Mường Tè trồng sâm Lai Châu dưới tán rừng, nâng cao thu nhập. Ảnh: T.L.

Người dân huyện Mường Tè trồng sâm Lai Châu dưới tán rừng, nâng cao thu nhập. Ảnh: T.L.

Theo ông Lý Anh Hừ, Bí thư Huyện ủy Mường Tè (Lai Châu), với gần 500ha quế, hiện nay tại huyện Mường Tè đang có gần 400ha cây cao su, xấp xỉ 5.300ha cây dược liệu các loại như sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa, thảo quả... Ngoài ra là hơn 4.000ha cây lương thực hàng năm với đàn gia súc gần 40.000 con. Cùng với sự nỗ lực của người dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt gần 28 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn khoảng 50%.

Xuất phát điểm và đánh giá tình hình thực tế, Đảng bộ huyện Mường Tè xác định rất kỹ các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngay từ đầu nhiệm kỳ. Ngoài tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy truyền thống đoàn kết trong toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc, huyện xác định hướng đi bền vững cho người dân là kinh tế đồi rừng.

Từ chủ trương khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng để phát triển kinh tế, đến nay, đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Mường Tè (Lai Châu) ngày càng ấm no, phát triển hơn. Đặc biệt, nhận thức của người dân có sự chuyển biến rõ rệt. Thay vì ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, người dân đã đoàn kết, tự khắc phục khó khăn để vươn lên thoát nghèo, làm giàu, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tái thiết rừng Quảng Ninh sau bão Yagi: [Bài 1] Chờ chính sách để hồi sinh

Hơn 3 tháng bão Yagi đi qua, những cánh rừng tan hoang ở Quảng Ninh vẫn chết khô, chờ chính sách để được tái sinh, trồng mới.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.