| Hotline: 0983.970.780

Phiên bản sói biển Hoàng Sa: [Bài 2] Dạy con đi biển

Thứ Sáu 25/10/2019 , 08:56 (GMT+7)

Trong những ngày Trung Quốc quấy nhiễu ở bãi Tư Chính, lão ngư dân Tiêu Viết Là ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi vẫn hướng con tiếp tục ra bám biển.

Lão ngư dân Tiêu Viết Là thường động viên con trai bám biển Hoàng Sa. Ảnh: Văn Chương.

Ông Là nghỉ biển thì 2 người con trai nối nghiệp. Cha con đã có những tháng ngày ngồi trong nhà tù ở đảo Phú Lâm, đã nếm mùi rượt đuổi, dọa nạt của tàu tuần tra Trung Quốc.
 

Cha truyền con nối

Mười năm trước, tôi gặp lão ngư dân Tiêu Viết Là cùng 2 người con trai là Tiêu Viết Linh và Tiêu Viết Vấn. Ông Là nói chuyện với con vài kinh nghiệm về đi biển Hoàng Sa: “Tại đây, bắt cảng Sa Kỳ chạy 137 hải lý ra tới đảo Tri Tôn. Từ đảo Xà Cừ đi bắt kim la bàn 60 độ chạy 28 hải lý là đến đảo Phú Lâm…”. Ông Là chỉ nói vài điểm chính, vì trong những chuyến đi dài ngày từ năm 1989, ông đã đưa con cùng ra khơi để thực hành nội dung đã học.

Trong những cuộc hành trình, ông Là cầm lái tàu, người con trai chạy quanh tàu, lúc nhìn phải, lúc ngó bên trái, nhất là lúc tàu tiến vào gần đảo Hoàng Sa và tàu tuần tra Trung Quốc có thể bất thần xông ra đuổi bắt. Những người con của ông Là thường nhắc đến cảnh cha bị Trung Quốc bắt nhốt, thỉnh thoảng mẹ ở nhà nhận điện thoại từ người phiêu dịch Trung Quốc hỏi “khi nào gởi tiền sang chuộc tàu, 70 ngàn nhân dân tệ”.  

Sau hơn 10 năm gặp lại, ngư dân Tiêu Viết Là đã suy kiệt sức khỏe, thưởng thở hắt và nói “nếu khỏe thì tiếp tục đi ra Hoàng Sa, nhưng bây giờ uống thuốc hoài, bị Trung Quốc đánh hiểm quá”. Đó là sau lần ông bị Trung Quốc bắt giữ đưa về đảo Phú Lâm tra khảo vào năm 2010, trí nhớ của ông giờ đây giảm sút, hỏi tuổi con ông thỉnh thoảng ông lại quên. Nhưng khi hỏi “hòn đảo nào, Hai Trụ, Phú Lâm, Bom Bay ở Hoàng Sa” thì ông Là chậm rãi kể.

Khi sức sói biển già đã kiệt, người con trai lớn của ông đã trưởng thành, đủ sức cầm lái thay cha trở lại Hoàng Sa. Ngư dân Tiêu Viết Linh ra khơi còn chở theo người em thứ 4 trong gia đình là Tiêu Viết Vấn.

Trước khi xảy ra vụ việc tàu cá QNG 90846 TS của người con thứ 4 của ông Là là ngư dân Tiêu Viết Vấn bị tàu Trung Quốc 4301 đập phá tài sản vào ngày 5/10/2019, thì trước đó, tàu cá QNg 90648 TS của ngư dân Tiêu Viết Linh, con trai lớn của ông Là cũng bị tàu tuần tra của Trung Quốc tấn công, rượt đuổi, pha đèn. Tàu cá QNG 90846 TS bị tấn công vào ban ngày, còn tàu cá QNg 90648 TS bị tấn công vào ban đêm.

Lần đó, nghe theo lời dặn của cha, ngư dân Tiêu Viết Linh đã áp dụng cách bỏ chạy trước con tàu tuần tra hung hăng áp sát mạn phải, vòng qua mạn trái, đẩy ga cho tàu chạy hình vòng cung. Tàu Trung Quốc áp sát và lính Trung Quốc không thể nhảy sang được, vì tàu ngư dân luồn lách, chao đảo liên tục để chống tiếp cận.

6-thuyen-truong-tieu-viet-linh-cho-biet-het-doi-ch-toi-doi-con-doi-chu-vn-cho-r-bm-giu-do-hong-s145808581
Thuyền trưởng Tiêu Viết Linh cho biết, hết đời cha, tới đời con, đời cháu vẫn cho ra bám giữ đảo Hoàng Sa. Ảnh: Văn Chương.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, gia đình ngư dân Tiêu Viết Là có truyền thống bám biển Hoàng Sa, dù từng bị bắn, bị bắt bớ, nhưng ông Là vẫn hướng con tiếp tục bám biển.

Khi thấy không thể bắt giữ được tàu cá, bọn lính Trung Quốc lôi đá ra ném. Tiếng kính vỡ loảng xoảng, tiếng đá dội vào thành tàu ầm ầm, tiếng la hét bên tàu Trung Quốc, một cơn mưa đá ném sang. Thuyền trưởng Linh ngồi bên bánh lái lắc đầu và hồi tưởng cảnh tàu cá của cha từng bị xả súng bắn.

Do đã nhiều năm đi với người cha, nhiều lần trải nghiệm cảnh rượt đuổi, đe dọa, nên ngư dân không quá hoảng sợ, cứ chờ mũi tàu Trung Quốc áp sát thì quay tàu để thoát khỏi sự đeo bám dai dẳng.
 

Trải nghiệm ngục tù

Ngư Tiêu Viết Là từng bị lính Trung Quốc dán ảnh tại khu vực giam giữ ngư dân trên đảo Phú Lâm và xem như một “tội phạm đặc biệt”. Vậy thì đúng ra ông Là phải ẩn danh, nhưng ông Là không hề sợ hãi mà đã làm ngược lại.

12 năm sau sự vụ con tàu của ông bị lính Trung Quốc xả súng bắn ở Hoàng Sa, gia đình ông Là đã vay mượn tiền và hạ thủy con tàu thứ 2 vào giữa năm 2019, giao cho con trai là ngư dân Tiêu Viết Vấn làm thuyền trưởng. Cả 2 anh em hàng ngày xuôi ngược ở vùng biển Hoàng Sa trên 2 con tàu. Con tàu mới hạ thủy vẫn để tên chủ tàu là thuyền trưởng Tiêu Viết Là.

Ngồi trên chiếc tàu của người con trai, lão ngư dân Tiêu Viết Là hồi tưởng lại chuyện đã hướng dẫn con đi biển, rồi cảnh cả 3 cha con ngồi tù ở quần đảo Hoàng Sa. Lần đó, khi tàu bị bắt giữ (25/4/2010), cứ vài ngày thì người nhà của ông Là lại nhận được điện thoại từ người phiên dịch, yêu cầu nộp 70 ngàn nhân dân tệ qua số tài khoản 13517505355 của Ngân hàng Chi Thanh Lan. Thỉnh thoảng người phiên dịch mở cửa nhà tù và thò đầu vào hỏi “sao, chịu điện cho vợ con gởi tiền qua chưa?”.

5-b-nguyen-thi-buoi145808457
Bà Nguyễn Thị Bưởi, vợ ngư dân Tiêu Viết Là từng nhiều phen đợi chồng con ở Hoàng Sa với tờ biên bản phạt tiền. Ảnh: Văn Chương.

Thời điểm bị giam giữ ở đảo Phú Lâm, ngư dân Tiêu Viết Vấn tròn 19 tuổi. Ngư dân này kể lại chuyện trong tù vẫn được người cha khuyên bình tĩnh, có cách nói năng và trả lời để họ thả người, cho tàu về tiếp tục đi làm ăn. Cả 2 cậu con trai hàng ngày được cha dạy cho đi biển, đó là một bài học dễ nhập tâm và khá thoải mái.

Còn lần này là bài học trong tù thì không mấy dễ chịu. Vì khó khăn nhất là bị cái dày vò. Cứ tới bữa ăn, bọn cai ngục lại ném vào cho đoàn ngư dân một chậu cơm nhỏ và cá. “Cá họ ăn hết, chỉ còn đầu với xương thì cho ngư dân ăn” – ngư dân Tiêu Viết Vấn nhớ lại.

Cái đói càng dày vò hơn khi vài ngày sau, Trung Quốc tiếp tục bắt thêm tàu cá của ông Mai Phụng Lưu ở huyện đảo Lý Sơn. Số lượng ngư dân tăng lên chục người, trong khi khẩu phần ăn thì chỉ nhích lên chút ích. Bài học của ông Là dạy con vào lúc đó bị cái đói lấn át. Cuối cùng, 3 cha con bị đẩy lên tàu cá của ông Lưu để về Việt Nam, còn chiếc tàu bị Trung Quốc tịch thu thay cho tiến phạt. Đó là chiếc tàu cá thứ 2 mà ông Là bị thu giữ.

Ngư dân Tiêu Viết Là sinh năm 1950. Ông Là đóng tàu công suất máy 33 mã lực và ra Hoàng Sa từ đầu năm 1989 cùng với con trai lớn là Tiêu Viết Linh. Sau 30 năm xuôi ngược Hoàng Sa, hiện nay 2 người con trai của ông Là tách ra làm 2 tàu để đi biển Hoàng Sa. Là một người dày dạn kinh nghiệm, ông Là chia sẻ việc ra Hoàng Sa mà “đi có cặp thì thuận lợi hơn việc đi lẻ”.

Nếu gặp kình ngư Tiêu Viết Là, khó có thể nghe ông nói nhiều về cách tổ chức cho con cái ra bám biển Hoàng Sa như thế nào. Nhưng nếu hiểu được “chiến lược” của ông Là thì cứ nhìn vào cặp đôi cậu trai trong gia đình, hãy lắng nghe lời khuyên của ông Là với mỗi người con rằng: “Hồi đó, mấy ổng (binh phu Hoàng Sa) ra giữ đảo, giờ mình ra đó đánh cá, vừa giữ đất của cha ông mình, dù biết là cực khổ”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm