| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống bệnh hại hồ tiêu

Thứ Năm 05/11/2015 , 09:41 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh vừa chủ trì hội nghị công tác bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

Những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh, tăng năng suất, dịch hại trên hồ tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê, hiện nay diện tích hồ tiêu của 12 tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ là 89.640 ha, trong đó Tây Nguyên chiếm 54%, Đông Nam bộ 41% và miền Trung 5%.

Đăk Lăk có khoảng 15.473 ha hồ tiêu, trong đó bệnh vàng lá chết chậm là 915,4 ha, bệnh vàng lá chết nhanh 703,58 ha chủ yếu ở các huyện Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo, Cư Kuin, Buôn Đôn…

Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê…

Nguyên nhân tình trạng hồ tiêu mắc bệnh chết nhanh, chết chậm, các đại biểu cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại từ tháng 6,7 đến tháng 8,9 thì phát sinh mạnh. Bệnh bộc phát làm cây tiêu vàng rụng lá và chết hàng loạt trong thời gian ngắn vào thời điểm chuyển tiếp mùa mưa sang mùa khô…

Bệnh gây hại nặng trên vùng đất thoát nước kém, đất dí chặt, thiết kế bồn không thoát nước trong mùa mưa, các vườn tiêu chăm sóc kém không đảm bảo quy trình kỹ thuật, lạm dụng việc bón phân hóa học…

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT và các địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp như vệ sinh vườn tiêu, hoàn thiện hệ thống thoát nước, chăm sóc đúng kỹ thuật, sử dụng chế phẩm sinh học đầu mùa mưa nhằm phát triển vườn chưa bị bệnh, phục hồi vườn bị bệnh chết nhanh, chết chậm…

So với năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm trong năm 2015 giảm 394 ha; diện tích nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nặng tăng 864 ha, song diện tích mất trắng giảm 482 ha.

Ngoài ra, Chi cục BVTV các tỉnh trong khu vực đã tổ chức tập huấn về phòng chống bệnh hại hồ tiêu cho 1.294 nông dân và cán bộ dự án; tổ chức tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, hồ tiêu là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Do vậy các địa phương phải chỉ đạo tốt công tác phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất