| Hotline: 0983.970.780

Phú Xuyên chọn 6 nhóm nghề làm sản phẩm OCOP chủ lực

Thứ Hai 25/09/2023 , 07:44 (GMT+7)

Ông Lê Tiến Xuân - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên cho biết trên cơ sở những nghề truyền thống, có thế mạnh, địa phương đã chọn ra 6 nhóm sản phẩm OCOP chủ lực.

Tò he Xuân La. Ảnh: Tư liệu.

Tò he Xuân La. Ảnh: Tư liệu.

Huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là mảnh đất trăm nghề với rất nhiều làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển cả trăm năm, thậm chí cả ngàn năm như làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, làng nghề đan lát thủ công bằng cỏ tế xã Phú Túc, làng nghề may comple xã Vân Từ, làng nghề giày da xã Phú Yên, làng nghề nặn tò he ở xã Phượng Dực, làng nghề mộc ở xã Tân Dân và Nam Tiến.

Dựa trên nền tảng đó, huyện đã lựa chọn 6 nhóm sản phẩm của những làng nghề này để phát triển thành sản phẩm OCOP chủ lực đến năm 2025 với những sự trợ giúp cụ thể như tư vấn, hướng dẫn cho các chủ thể mục đích, ý nghĩa của việc tham gia chương trình OCOP; làm thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì; minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ; xây dựng câu chuyện về sự hình thành và phát triển của sản phẩm, của đơn vị.

Để góp phần giới thiệu về chương trình OCOP và “kéo” sản phẩm OCOP đến gần hơn với đông đảo người tiêu dùng, huyện đã lập ra 3 điểm bán hàng OCOP tại các xã Vân Từ, Sơn Hà và Tân Dân. Ở đó có rất nhiều sản phẩm từ thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản tươi sống, hàng nông sản đã qua sơ chế, chế biến, hàng tiêu dùng với mẫu mã đa dạng, chất lượng đảm bảo, bao bì bắt mắt.

Một số sản phẩm được coi là đỉnh cao của các làng nghề truyền thống trong huyện như sơn mài, mây giang đan với lối chế tác công phu và tỉ mỉ, đã và đang xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng xuất hiện ở các điểm bán hàng OCOP này.

Điểm bán hàng OCOP tại huyện Phú Xuyên. Ảnh: Thanh An.

Điểm bán hàng OCOP tại huyện Phú Xuyên. Ảnh: Thanh An.

Không bằng lòng với những gì đã đạt được về chương trình OCOP, trong thời gian tới Phú Xuyên một mặt đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã để giải quyết bài toán hài hòa giữa môi trường, hiệu quả kinh tế và lao động, mặt khác đa dạng hóa các loại sản phẩm và mở rộng các địa điểm bán, giới thiệu hàng. Triển khai bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống thông qua đào tạo nghề tại chỗ cho thế hệ trẻ tiếp nối thế hệ già; cấy nghề ở những vùng đất mới; công nhận làng nghề; khuyến khích các nghệ nhân giữ nghề và truyền nghề; phát triển thương mại điện tử qua sàn giao dịch, qua zalo, tiktok, facebook; hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất và những chính sách phù hợp.

Song song với đó để đảm bảo đầu ra bền vững, tăng giá trị cho sản phẩm OCOP phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội nghị, triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền do thành phố Hà Nội tổ chức.

Theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên những năm qua, địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách   nhằm gia tăng độ lan tỏa của chương trình OCOP. Huyện coi OCOP là một trong những cách phát triển kinh tế- xã hội, gắn với các tiêu chí để xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu một cách bền vững.

Một buổi chấm điểm OCOP. Ảnh: Thanh Hậu.

Một buổi chấm điểm OCOP. Ảnh: Thanh Hậu.

Cụ thể, khuyến khích các chủ thể ở những làng nghề truyền thống cải tiến và hiện đại hóa công nghệ, chuẩn hóa quy trình sản xuất và nguyên liệu đầu vào nhằm tăng năng suất, giữ ổn định về chất lượng, đảm bảo mẫu mã đẹp, thương hiệu tốt. Coi trọng công tác đào tạo, tôn vinh đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi như một trong những nhân tố sống còn. Tìm ra một lối đi riêng để gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa làng nghề so với hàng hóa sản xuất kiểu công nghiệp.

Không chỉ đi theo hướng sản xuất đơn giá trị mà huyện còn thúc đẩy đa giá trị thông qua việc phát triển du lịch làng nghề, du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm để tạo thu nhập cao hơn cho các chủ thể OCOP.

Định kỳ hàng năm Phú Xuyên cần phải đánh giá, chấm điểm OCOP cho hàng loạt các sản phẩm mới, bên cạnh đó còn đánh giá lại những sản phẩm đã hết hạn. Không chạy theo số lượng, huyện đã hướng tới việc đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm OCOP cũng như thương hiệu chương trình OCOP bằng việc thành lập các đoàn liên ngành để tăng cường kiểm tra, giám sát việc duy trì, phát triển những sản phẩm OCOP đã được công nhận. Cụ thể, các đoàn liên ngành này sẽ xem những sản phẩm OCOP đó có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không, việc sản xuất có gây ô nhiễm môi trường hay không, minh bạch nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác thế nào…

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cấp cứu 2 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sáng 5/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 trẻ mầm non, trong đó 2 cháu bé có biểu hiện ngộ độc. 

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.