| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên được mùa nấm mối tự nhiên

Thứ Tư 16/11/2022 , 08:05 (GMT+7)

Nấm mối ăn ngon, bổ, khi nấu chỉ nêm muối, thêm lá é trắng hoặc lá gừng, không thêm gia vị khác. Nấm mối tự nó 'ngọt trong nồi ngọt ra'.

Nông dân huyện Đồng Xuân được mùa thu nấm mối. Ảnh: Mạnh Hoài Nam.

Nông dân huyện Đồng Xuân được mùa nấm mối. Ảnh: Mạnh Hoài Nam.

Những ngày qua, thời tiết có mưa, nấm mối mọc nhiều, người dân ở vùng núi các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và Tuy An (Phú Yên) đổ xô đi nhổ nấm. Do lượng người đi tìm đông nên nhiều người tranh thủ nửa đêm gà gáy, đội đèn pin đi đến các vùng gò đồ tìm nhổ.

Theo nhiều người dân ở huyện Đồng Xuân, mùa mưa năm nay, vùng gò đồi nấm mối mọc chậm. Đợt nấm mối này mọc rộ nhất, có người trúng cả bao tải. Tại chợ La Hai (huyện Đồng Xuân), nấm búp được bán với giá khoảng 200.000 đồng/kg, nấm nở 120.000 đồng/kg.

Vùng gò đồi xã An Lĩnh, An Xuân (huyện Tuy An) nấm mối mọc khá nhiều. Chị Mai Thị Lành ở xã An Lĩnh cho hay: "Mấy năm trước, tôi đi tìm nấm mối chỉ nhổ được một rổ hoặc đựng trong nón về đủ gia đình ăn. Năm nay nấm mối xuất hiện nhiều nên tôi nhổ được cả thúng trên 6kg, bán sa cạ được gần triệu đồng. Ở chỗ tôi, cả xóm đi nhổ nấm mối, có người kiếm được 2 - 3 triệu đồng".

Empty

Nấm mối rất ngon nên được thị trường rất ưa chuộng. Ảnh: Mạnh Hoài Nam.

Ở Phú Yên, nấm mối mọc từ đầu tháng 10 đến tháng 11 âm lịch. Năm nay, nấm mối được mùa nên nhiều người đăng bán tràn ngập qua facebook. Nấm mối ở huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân được đưa đi tiêu thụ vô tận Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Nấm mối quý hiếm, thường các gia đình ở đây đi nhổ hoặc mua về nấu chín để trong ngăn đá tủ lạnh bảo quản rồi gửi đi xa.

Nấm mối chế biến cách này để dành ăn tháng này qua tháng khác không hư. Nấm mối ăn ngon, bổ, khi nấu chỉ nêm muối, thêm lá é trắng hoặc lá gừng, không thêm gia vị khác. Nấm mối tự nó "ngọt trong nồi ngọt ra".

Xem thêm
Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm