| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Nhiều chuyển biến tích cực về rác thải nhựa

Thứ Tư 01/12/2021 , 09:44 (GMT+7)

Thời gian qua, Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực, người dân phần nào đã hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa khó phân hủy dùng 1 lần.

Tín hiệu khả quan

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Phú Yên, rác thải phát sinh từ các vật dụng được làm bằng chất liệu nhựa như chai nhựa, túi ni lông, hộp đựng đồ ăn, cốc uống nước và các vật dụng phục vụ sinh hoạt khác đã qua sử dụng thải bỏ. Quá trình tăng trưởng kinh tế và thay đổi mô hình tiêu thụ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng chất thải nhựa khiến ô nhiễm nhựa trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và là thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội, trong đó có tỉnh Phú Yên.

Sở TN-MT Phú Yên phối với hội đoàn thể hỗ trợ túi lưới cho người dân nhằm thay đổi thói quen dùng túi ni lông khó phân hủy khi đi chợ. Ảnh: NA.

Sở TN-MT Phú Yên phối với hội đoàn thể hỗ trợ túi lưới cho người dân nhằm thay đổi thói quen dùng túi ni lông khó phân hủy khi đi chợ. Ảnh: NA.

Nói không với rác thải nhựa là hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông, đồ nhựa khó phân hủy dùng một lần, thay thế vào đó là các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây cũng là hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.

Do vậy, việc phát động và hưởng ứng phong trào “Nói không với rác thải nhựa” là nhiệm vụ cần thiết của các cấp, ngành cũng như các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Theo đó, ngày 20/1/2019, Sở TN-MT Phú Yên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 21 triển khai phong trào “Chống rác thải nhựa” tạo tiền đề xuyên suốt cho đến nay.

Ngư dân hình thành thói quen mang rác vào bờ để xử lý. Ảnh: MH.

Ngư dân hình thành thói quen mang rác vào bờ để xử lý. Ảnh: MH.

Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở TN-MT Phú Yên, cho biết, để làm được điều này, Sở chú trọng tuyên truyền trước tiên. Trong đó các sở, ngành và các hội đoàn thể là lực lượng nòng cốt. Mỗi đơn vị tùy theo đặc thù của mình để có cách tuyên truyền riêng, từ đó tạo ra sự đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thu hút rộng rãi sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân. Điều đáng mừng khi thấy hiện có rất nhiều người, nhất là người trẻ đã tự thay đổi thói quen dùng nhựa, từ chối sử dụng các loại nhựa dùng một lần, tạo ra hiệu ứng tốt đối với những người xung quanh.

“Qua đó cho thấy người dân cũng rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng cùng bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa khó phân hủy dùng 1 lần”, ông Đặng Ngọc Anh chia sẻ.

Hướng tới đô thị giảm nhựa

Đô thị giảm nhựa là một sáng kiến của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) nhằm kết nối các thành phố và các điểm đến du lịch cùng hành động chống lại ô nhiễm nhựa. Thông qua chương trình, WWF xây dựng năng lực cho các thành phố nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ ô nhiễm nhựa vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình mong muốn tạo ra mạng lưới kết nối 25 đô thị không rác thải nhựa tại Đông Nam Á vào năm 2025; là bước đệm để đạt được con số 1.000 đô thị không rác thải nhựa trên toàn thế giới vào năm 2030.

Sở TN-MT Phú Yên phối hợp với hội đoàn thể triển khai hỗ trợ thùng ủ rác hữu cơ. Ảnh: KS.

Sở TN-MT Phú Yên phối hợp với hội đoàn thể triển khai hỗ trợ thùng ủ rác hữu cơ. Ảnh: KS.

Theo lãnh đạo Sở TN-MT Phú Yên, năm 2020, tại Phú Yên đã tham gia ký cam kết thực hiện dự án Đô thị giảm nhựa, với mục tiêu cải thiện hiện trạng rác thải tại Phú Yên. Cùng với đó nâng cao nhận thức, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền cho người dân địa phương, và khách du lịch và thực hiện các giải pháp giảm thiểu lượng rác phát sinh là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, việc phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Mục đích của dự án Đô thị giảm nhựa: Tăng cường khung pháp lý và khả năng thực thi các quy định về kiểm doát, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa; giảm áp lực đối với hệ thống quản lý, xử lý tác thải nhựa tại địa phương; Tăng cường tính kết nối và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa;

Đồng thời nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về rác thải nhựa; tăng cường sự tham gia của người dân trong mô hình thí điểm giảm thiếu rác thải nhựa cũng như theo dõi, giám sát sự phát sinh và ô nhiễm rác thải nhựa nói chung; Tăng cường quảng bá hình ảnh của Phú Yên nhằm kêu gọi tài trợ và đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng quản lý rác thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng tại địa phương.

Theo số liệu thống kế năm 2020, tổng lượng rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Yên trung bình khoảng 524 tấn/ngày. Nếu tính theo lượng rác thải nhựa bình quân khoảng 8-16% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 42-70 tấn/ngày, trong khi năng lực thu gom chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh chỉ đạt 448 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 85,5%. Số còn lại trôi nôi trên mặt đất, sông, biển. Các loại rác, chủ yếu là rác thải nhựa với đủ loại khác nhau như túi nilong, vỏ chai nhựa, hộp đựng thức ăn, vỏ bao bì, ống hút nhựa các loại, rác thải từ lồng bè nuôi trồng thủy sản theo gió đưa vào đất liền và các huyện ven biển của tỉnh chưa được thu gom xử lý...

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.