| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên triển khai giải pháp phòng chống hạn hán

Thứ Năm 08/02/2024 , 16:18 (GMT+7)

Tỉnh Phú Yên yêu cầu Sở NN-PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, cung cấp thông tin, kịp thời cảnh báo để triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước.

Tỉnh Phú Yên chủ động đảm bảo cấp nước phục vụ cho sản xuất và dân sinh khi có hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra. Ảnh: KS.

Tỉnh Phú Yên chủ động đảm bảo cấp nước phục vụ cho sản xuất và dân sinh khi có hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra. Ảnh: KS.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn Phú Yên, dự báo mùa khô năm 2024, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng từ 0,5 - 1,5 độ C.

Bên cạnh đó, lượng mưa các nơi trong tỉnh ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15 - 25%. Dòng chảy các sông, suối trên địa bàn tỉnh ít thay đổi, có xu thế giảm dần, thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, riêng sông Ba có dao động do điều tiết của các nhà máy thủy điện và thủy triều.

Hiện nay nguồn nước trữ tại các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo phục vụ tưới vụ đông xuân 2023 - 2024, song với tình hình nguồn nước và dự báo nắng nóng như trên, nguy cơ xảy ra hạn hán cục bộ, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành chỉ thị triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, cung cấp thông tin, kịp thời cảnh báo cho các địa phương, đơn vị liên quan để triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; hướng dẫn, điều chỉnh kế hoạch gieo trồng phù hợp với tình hình nguồn nước.

Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, thủy điện triển khai các giải pháp bảo đảm nguồn nước, thực hiện công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương hướng dẫn cơ cấu giống, cây trồng, thời vụ, các biện pháp, kỹ thuật sản xuất, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước; khuyến cáo các địa phương giảm diện tích gieo sạ để giảm áp lực nước tưới; lịch thời vụ và diện tích xuống giống phù hợp với điều kiện nguồn nước, tránh xuống giống vượt quá khả năng cung cấp nước tưới.

Ngoài ra, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương về kế hoạch vận hành, điều tiết nước các hồ chứa thủy điện thuộc lưu vực sông Ba (tỉnh Phú Yên) để đảm bảo cấp nước phục vụ cho sản xuất và dân sinh khi có hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra…

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm