| Hotline: 0983.970.780

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: 25 năm bình thường hóa và triển vọng

Thứ Hai 26/09/2016 , 19:55 (GMT+7)

Ngày 26/9, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: 25 năm bình thường hóa và triển vọng".

Hội thảo nhằm đánh giá quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc sau 25 năm bình thường hóa, đề xuất những kiến nghị thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, hiệu quả bền vững và cùng có lợi trong thời gian tới.

Phát biểu, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết: 25 năm kể từ khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (1991 - 2016), quan hệ hai nước đã đạt được bước phát triển dài trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.

Nhân dịp này, có thể nhìn lại chặng đường đã qua, xác nhận những tiến bộ đạt được, phân tích những vấn đề còn tồn tại, định hướng và tìm giải pháp cho bước phát triển quan hệ giữa hai nước trên chặng đường tiếp theo.

Theo PGS Nguyễn Huy Quý, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, 25 năm qua là một quá trình thay đổi từ chính sách trong thời kỳ "không bình thường" (1975 - 1990) sang "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", với phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

Tuy vậy, hiện nay quan hệ Việt - Trung đang tồn tại những vấn đề trên thực tế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự định vị, phương châm và tinh thần nói trên; đang đứng trước những khó khăn thử thách trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, giới nghiên cứu lý luận chính trị, ngoại giao hai nước tổng kết thực tiễn, cùng nhau trao đổi thẳng thắn với tinh thần hữu nghị, tìm ra giải pháp mở đường cho quan hệ Việt - Trung tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, vì lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam là cửa ngõ ASEAN với Trung Quốc, vị thế địa lý đã làm cho quan hệ thương mại Việt - Trung là điều kiện để mở rộng quan hệ nhiều mặt ASEAN - Trung Quốc.

Từ khi bình thường hóa, quan hệ song phương giữa hai nước cũng như trong khuôn khổ hợp tác ASEAN đã có những bước tiến mạnh mẽ. Trung Quốc không chỉ là nước láng giềng lớn nhất, mà còn là quốc gia hàng đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch với Việt Nam.

Thực hiện đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm duy trì, phát triển hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, trong đó mở rộng giao lưu kinh tế được xem là "lối mở" hợp quy với xu hướng thời đại sau khi hai nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng hai nước cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên mọi phương diện, cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau...

Xem thêm
Phú Thọ dự kiến giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã

Trong giai đoạn 2023-2025 tỉnh Phú Thọ dự kiến sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 32 đơn vị hành chính, sau sắp xếp giảm 48 đơn vị.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hơn 300 cơ sở ở Thái Nguyên vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện hơn 320 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình luận mới nhất