| Hotline: 0983.970.780

Quản lý, bảo vệ rừng bền vững, tạo vùng nguyên liệu chế biến gỗ

Thứ Bảy 25/12/2021 , 19:00 (GMT+7)

KIÊN GIANG Ngoài việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên bền vững, Kiên Giang còn tập trung phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, mang lại giá trị cao.

Tăng tỷ lệ chê phủ rừng

Ông Đoàn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp 79.889 ha, trong đó đất có rừng 76.200 ha. Diện tích có rừng gồm: Rừng đặc dụng 39.709 ha, rừng phòng hộ 32.065 ha và rừng sản xuất 8.114 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%, tăng 1,4% so với năm 2016 do diện tích rừng khoanh nuôi đã thành rừng và nhiều diện tích rừng trồng đã đủ thời gian đưa vào tính độ che phủ.  

Tỉnh Kiên Giang có tài nguyên rất đa dạng về hình thái rừng như rừng đồi núi, rừng ngập phèn và rừng ngập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang có tài nguyên rất đa dạng về hình thái rừng như rừng đồi núi, rừng ngập phèn và rừng ngập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Do đặc thù về địa lý, Kiên Giang có đa dạng về hình thái rừng như rừng đồi núi, rừng ngập phèn và rừng ngập mặn… Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 9/15 huyện, thành phố và đã được giao cho các chủ thể quản lý, gồm: 2 vườn quốc gia, 2 ban quản lý rừng, các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý bảo vệ.

Những năm qua, rừng tự nhiên tại Kiên Giang được tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng. Công tác trồng cây, trồng rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên.

Công tác trồng cây, trồng rừng được tỉnh Kiên Giang quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên, nhờ đó đã tăng độ che phủ rừng hiện đạt 12%. Ảnh: Trung Chánh.

Công tác trồng cây, trồng rừng được tỉnh Kiên Giang quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên, nhờ đó đã tăng độ che phủ rừng hiện đạt 12%. Ảnh: Trung Chánh.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ". Khoán bảo vệ rừng vẫn được duy trì mức 7.000 ha/năm, trồng mới rừng phòng hộ ven biển 703 ha nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trồng rừng sản xuất 1.531 ha và trồng cây phân tán 120.000 cây/năm. Tỉnh đã triển khai Dự án cho thuê môi trường rừng và liên doanh liên kết cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái gắn với quản lý bảo vệ và phát triển rừng với diện tích 858 ha.

Đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đối với lĩnh vực lâm nghiệp, Kiên Giang đã xây dựng Chương trình phát triển rừng sản xuất làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Theo đó, đã hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, trình Bộ NN-PTNT và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, Công ty TNHH 2 thành viên Nông Lâm nghiệp Kiên Giang (công ty sau chuyển đổi) đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã đầu tư tại tỉnh Kiên Giang nhà máy chế biến ván MDF, với công suất 75.000 m3/năm, gắn với trồng rừng nguyên liệu tại vùng Tứ giác Long Xuyên.

Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nghề rừng, phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Ảnh: Trung Chánh.

Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nghề rừng, phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Ảnh: Trung Chánh.

Bên cạnh lĩnh vực chính là sản xuất ván gỗ nhân tạo MDF, để đảm bảo nguồn nguyên liệu, Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang triển khai xây dựng nguồn nguyên liệu tại chỗ thông qua việc nhận khoán trồng, bảo vệ, khai thác rừng, đồng thời tổ chức thu mua nguyên liệu của bà con trong và ngoài vùng dự án.

Ngay từ khi bắt tay xây dựng nhà máy, Công ty đã tập trung đầu tư trồng rừng lấy gỗ nguyên liệu, với diện tích hơn 3.900 ha tại huyện Hòn Đất và huyện An Minh (Kiên Giang). Nhờ đó, đã giúp nhà máy có nguồn nguyên liệu hoat động công suất thiết kế ban đầu, với sản lượng sản xuất thực tế đã đạt trên 90.000 m3/năm.

Phong trào trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán tại Kiên Giang đạt hiệu quả, đã tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Trung Chánh.

Phong trào trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán tại Kiên Giang đạt hiệu quả, đã tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Trung Chánh.

Phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và cung cấp cừ tràm trong hoạt động xây dựng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được các doanh nghiệp và nhân dân quan tâm đầu tư. Từ đó, phong trào trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán từng bước được phục hồi hiệu quả, tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Những năm qua, Kiên Giang đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa nghề rừng, thông qua hình thức liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái, phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Đến nay, toàn tỉnh có 26 dự án cho thuê môi trường rừng và liên doanh liên kết, đã góp phần cùng với chủ rừng làm giàu tài nguyên rừng, tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển và phòng chống cháy rừng hiệu quả.

  • Tags:
Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.