| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên

Thứ Sáu 14/06/2019 , 14:48 (GMT+7)

Ngày 14/6, ông Trần Công Tám - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết đã phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên tại xã Xuân Hóa (huyện Minh Hóa).

Ổ dịch ở vùng miền núi

Theo đó, 18h giờ ngày 7/6, Chi cục nhận được báo cáo có xảy ra tình trạng lợn ốm và chết ở hộ ông Đinh Minh Chính (thôn Ba Nương, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa). Sở NN - PTNT đã chỉ đạo Chi cục  khẩn trương phối hợp với địa phương tổ chức kiểm tra và lấy mẫu gửi xét nghiệm bệnh tại Chi cục Thú y vùng III, TP Vinh. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm âm tính với vi rút gây bệnh DTLCP. Cán bộ của Chi cục có mặt tại ổ bệnh để giám sát, chỉ đạo vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

Cán bộ thú y xử lý phun tiêu độc khử trùng ổ dịch trong đêm. Ảnh: Tâm Phùng.

Ngày 11/6, Chi cục tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm trên lợn của hộ ông Đinh Minh Chính và gửi xét nghiệm tại Chi cục Thú y vùng III. Kết quả, mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh DTLCP.

Trước đó, từ cuối tháng 5 đến ngày 12/6, tổng đàn lợn ốm và chết trên địa bàn xã Xuân Hóa là 108 con (trong đó có 62 con lợn chết đã tiêu hủy gồm 14 lợn nái, 1 lợn đực giống, 3 lợn thịt và 44 lợn con dưới 20kg).

Chiều ngày 13/6, UBND huyện Minh Hóa đã ra QĐ công bố ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Xuân Hóa. Sau khi công bố dịch, chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ 46 con lợn còn lại (1 con lợn đực giống, 5 con lợn nái và 40 con lợn thịt).

Địa bàn xã Xuân Hóa (thuộc huyện miền núi Minh Hóa) nằm khá tách biệt. Theo ông Đinh Minh Chính (chủ hộ) thì đàn lợn chưa được tiêm phòng vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nguồn thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp sản xuất tại Cẩm Giàng, Hải Dương).

Ông Trần Công Tám nhận định: “Mối nguy lớn nhất làm lây lan bệnh dịch TTLCP là từ nguồn thức ăn có thể lây nhiễm trong quá trình vận chuyển từ Hải Dương vào hộ nuôi lợn”.
 

Tích cực khoanh vùng bao vây

Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch TLCP, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục phối hợp với địa phương cấp bách triển khai các biện pháp chống dịch. Tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại hộ chăn nuôi có lợn ốm chết.

Ngay trong tối 13/6, ông Dương Viết Phương Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình đã có mặt tại điểm tiêu hủy lợn của huyện Minh Hóa để chỉ đạo việc tiêu hủy toàn lợn bị nhiễm bệnh.

Tiến hành tiêu hủy lợn mắc bệnh. Ảnh: Tâm Phùng.

“Toàn bộ lợn trong hộ chăn nuôi có dịch của ông Chính đã bị tiêu hủy bằng hình thức chôn lấp trong vòng 6 giờ. Tổng trọng lượng tiêu hủy là trên 4.260 kg”- ông Tuấn cho biết.

Ngoài ra lực lượng thú y địa phương  cũng đã được tăng cường để chỉ đạo cán bộ thú y xã nắm chắc tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại địa bàn. Trong đó, đặc biệt chú trọng các hộ chăn nuôi liền kề hộ bị dịch.

“Chúng tôi khẩn trương khoanh vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát dịch nhằm giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh”- ông Trần Công Tám cho hay.

Trước việc phát hiện ổ dịch, huyện Minh Hóa cũng đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương thành lập các chốt chống dịch trên tuyến đường liên thôn, liên xã. Thực hiện phun  tiêu độc khử trùng các phương tiện đi qua. Nhanh chóng tổ chức điều tra ổ dịch theo quy định.

Ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa nhấn mạnh: “Huyện triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, kiên quyết khống chế dịch trong diện hẹp, hạn chế dịch TLCP lây lan”..

Lập chốt kiểm dịch tuyến đường vào xã Xuân Hóa. Ảnh: Tâm Phùng.

Xem thêm
Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.