| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam chỉ đạo đánh sập các hầm vàng trong Vườn Quốc gia Sông Thanh

Thứ Sáu 08/01/2021 , 10:56 (GMT+7)

Việc đánh sập các hầm vàng trong phạm vi Vườn Quốc gia Sông Thanh không chỉ góp phần bảo vệ cảnh quan mà còn tạo điều kiện để khôi phục đa dạng sinh học.

Một địa điểm khai thác vàng trái phép ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Một địa điểm khai thác vàng trái phép ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Ảnh: L.K.

Ngày 8/1, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh này đã có văn bản gửi các Sở, ngành địa phương về việc xây dựng kế hoạch đánh sập các hầm vàng trong phạm vi Vườn Quốc gia Sông Thanh (nằm trên địa bàn 2 huyện Phước Sơn và Nam Giang).

Theo đó, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc đánh sập các hầm vàng này nhằm bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng, phục hồi các hệ sinh thái rừng, khôi phục đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh trật tự khu vực Vườn Quốc gia Sông Thanh.

Do đó, tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh chủ trì phối hợp với lực lượng biên phòng, quân sự, công an, chính quyền hai huyện Nam Giang và Phước Sơn xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp, đánh sập các hầm vàng trong phạm vi Vườn Quốc gia Sông Thanh và có báo cáo với UBND tỉnh trước ngày 23-1.

Trước đó, ngày 23/12/2020, tỉnh Quảng Nam công bố quyết định thành lập Vườn Quốc gia Sông Thanh, phạm vi nằm trên 12 xã của huyện Phước Sơn và Nam Giang, trong đó 58.220ha nằm trong phạm vi bảo vệ nghiêm ngặt, nguyên vẹn toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng.

Hơn 18.360ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái với chức năng bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng được Sở NN-PTNT tỉnh quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động.

Nơi đây hiện đang có 23 loài đặc hữu, 49 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Trong rừng, hệ động vật rất đa dạng, gồm 68 loài thú, 130 loài chim, 168 loài bò sát, lưỡng cư và 899 loài thực vật.

Việc thành lập Vườn Quốc gia Sông Thanh sẽ giúp tăng cường bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh thái, đẩy mạnh phục hồi rừng sinh thái, nâng cao ứng phó với biến đổi khí hậu…

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.