| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh bố trí 500 tỷ đồng di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt

Thứ Ba 09/07/2024 , 15:09 (GMT+7)

Tổng kinh phí thực hiện đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh định hướng đến năm 2025 là gần 500 tỷ đồng.

Cầu ngầm tràn tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cầu ngầm tràn tại trung tâm thị trấn Ba Chẽ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh là tỉnh có địa hình đa dạng gồm miền núi, biên giới, biển đảo. Do địa hình phức tạp, chia cắt bởi sông, suối nên mùa mưa bão, địa phương thường xảy ra lũ lụt.

Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm, xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đời sống và tài sản của người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, hải đảo.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù; phê duyệt các chương trình, đề án thực hiện công tác bố trí sắp xếp và ổn định dân cư vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, giai đoạn 2013-2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2369/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 về quy định áp dụng chi tiết mức hỗ trợ đối với các hộ di dân thuộc Chương trình bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ (mức hỗ trợ 35 triệu đồng/hộ di dân thiên tai, 10 triệu đồng/hộ ổn định tại chỗ cho các hộ chịu ảnh hưởng bởi thiên tai).

Ngoài ra, năm 2015, UBND tỉnh phê duyệt Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 4/5/2016; theo đó huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ bố trí, sắp xếp dân cư vùng thiên tai.

Đối với chương trình bố trí sắp xếp và ổn định dân cư theo Quyết định số 1776 của Thủ tướng Chính phủ, số hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai và ổn định tại chỗ là 493 hộ (gồm 9 địa phương: Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, thành phố Móng Cái, Vân Đồn, Đông Triều, thành phố Uông Bí). Tổng kinh phí thực hiện là 15,2 tỷ đồng.

Đối với đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, đến hết năm 2018 đã di dời được 558/558 hộ, hoàn thành 100% kế hoạch.

Tổng kinh phí thực hiện đề án là gần 500 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách tỉnh là 64 tỷ đồng, vốn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc là 430 tỷ đồng.

Giai đoạn 2025 - 2030, công tác bố trí sắp xếp và ổn định dân cư được thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1719; số 590 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 24 của BNNPTNT ngày 21/12/2023. 

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát nhu cầu, kế hoạch sắp xếp dân cư vùng thiên tai và tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ thực hiện bố trí sắp xếp, ổn định dân cư các vùng và ở những nơi cần thiết trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

Các huyện miền núi Quảng Ninh thường bị chia cắt bởi sông suối. Ảnh: Nguyễn Thành.

Các huyện miền núi Quảng Ninh thường bị chia cắt bởi sông suối. Ảnh: Nguyễn Thành.

Khi thời điểm mùa mưa bão đang tới gần, Sở NN-PTNT đã xây dựng nhiều kịch bản để đưa ra giải pháp di dời các hộ dân trên địa bàn tỉnh nói chung và những hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi nói riêng ra khỏi vùng có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.

Đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, Sở sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành và đơn vị của tỉnh trong công tác phòng chống thiên tai; đồng thời chỉ đạo địa phương kiểm tra, rà soát xác định các vị trí có nguy cơ sạt lở, ngập lụt để có phương án di dời các hộ nằm trong vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai trước khi mùa mưa bão đến.

Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, ngành và địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai an toàn; tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai và phối hợp củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, thôn, bản.

Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Phòng chống thiên tai để bổ sung vật tư, trang thiết bị cho lực lượng phòng chống thiên tai các ngành, các cấp sẵn sàng ứng phó, xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra trong phòng, chống thiên tai; hỗ trợ kịp thời cho các địa phương để có kinh phí thực hiện di dời tài sản và người dân đến nơi an toàn, khắc phục sửa chữa cơ sở hạ tầng khu vực dân cư nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Trong mùa mưa bão, Sở NN-PTNT Quảng Ninh tổ chức trực ban 24/24h để kịp thời tiếp nhận, chuyển phát các bản tin, cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai và các chỉ đạo ứng phó của Trung ương về các giải pháp phòng tránh, ứng phó và kịp thời khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra một cách chủ động, kịp thời.

Xem thêm
Bộ NN-PTNT làm việc với JICA Việt Nam về các dự án hợp tác nông nghiệp

Sáng 19/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc cùng JICA Việt Nam. Lãnh đạo hai bên có những trao đổi quan trọng về các dự án hợp tác nông nghiệp.

Ứng phó bão số 4: Dân không chấp hành lệnh sơ tán sẽ cưỡng chế

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương sẽ cương quyết cưỡng chế trường hợp không chấp hành lệnh sơ tán dân trước sự cố khẩn cấp.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Có một trận ‘lũ quét’ giữa lòng sông

Ngoài 50 tuổi, ông Nguyễn Đăng Tuấn mới thấy lũ quét trên tivi, nhưng bằng mắt so sánh, có lẽ nó cũng chỉ ghê gớm tựa như nước sông Thái Bình hồi bão số 3.