| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh: Dân tố Nhà máy Xi măng Lam Thạch 2 gây ô nhiễm môi trường

Thứ Sáu 24/07/2020 , 12:47 (GMT+7)

Từ ngày Nhà máy Xi măng Lam Thạch 2 đi vào hoạt động, cuộc sống của người dân quanh khu vực nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề.

Xóm bờ đê (khu Bạch Đằng 1, phường Phương Nam, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có hơn 20 hộ dân, đến đây khai hoang lập nghiệp từ cuối những năm 80, sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản và trồng trọt. Năm 2007, nhà máy xi măng Lam Thạch 2 đi vào hoạt động, giáp với xóm bờ đê, từ đó cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề vì khói bụi.

Chiều 23/7, nghe tin có nhà báo về địa phương tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nên bà con mừng lắm. Mấy bà, cô, bác trong xóm rủ nhau đến tập trung tại nhà bà Nguyện để kêu cầu, phản ánh.

Bà Lê Thị Đê (ngoài cùng bên trái) cùng nhiều người dân xóm bờ đê đang tập trung để phản ánh nhà máy xi măng Lam Thạch 2 gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Cường Vũ

Bà Lê Thị Đê (ngoài cùng bên trái) cùng nhiều người dân xóm bờ đê đang tập trung để phản ánh nhà máy xi măng Lam Thạch 2 gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Cường Vũ

Bà Lê Thị Đê, 70 tuổi, người nhiều tuổi nhất “nhóm” được mọi người đề cử phát biểu trước, bà Đê than thở: “Nhà máy toàn xả đêm thôi. Sân nhà buổi chiều quét sạch thì sáng hôm sau lại đầy bụi. Mỗi khi xả không khí ngột ngạt, trẻ con với người già hay bị ho, cay mắt, giường chiếu, chăn màn trong nhà phẩy ra cũng đầy bụi”.

Nói hết câu mặt bà Đê chùng xuống, bà nghĩ đến đứa cháu của mình: “Có lần đang ngủ cháu giật mình tỉnh dậy mếu máo bảo bà ơi mắt cháu bị mù rồi, xong nó lấy tay dụi dụi mắt. Chắc là bụi nó bay vào, khổ! Mình già rồi chết cũng được nhưng còn bọn trẻ, ô nhiễm thế này sống sao”, bà Đê buồn bã nói.

Phản ánh của bà Đê cũng là nỗi bức xúc chung của bà con sống gần nhà máy xi măng Lam Thạch 2. Cao trào là vào năm 2010, người dân khu Bạch Đằng tập trung ở gần nhà máy để phản đối, đòi quyền lợi, hậu quả là gần chục người bị công an đưa đi, có mấy người bị phạt tù vì tội gây rối. Nghĩ lại chuyện xưa, người dân xóm bờ đê vẫn còn ám ảnh.

Cây cối trồng trong vườn nhà bà Nguyện cứ bạc trắng bởi bụi từ nhà máy xi măng. Ảnh: Cường Vũ

Cây cối trồng trong vườn nhà bà Nguyện cứ bạc trắng bởi bụi từ nhà máy xi măng. Ảnh: Cường Vũ

116043565_943083866103781_4272192000705456349_n
Cây cối trồng trong vườn nhà bà Nguyện cứ bạc trắng bởi bụi từ nhà máy xi măng. Ảnh: Cường Vũ

Cây cối trồng trong vườn nhà bà Nguyện cứ bạc trắng bởi bụi từ nhà máy xi măng. Ảnh: Cường Vũ

Cá trong ao chết không rõ nguyên nhân. Ảnh: Cường Vũ

Cá trong ao chết không rõ nguyên nhân. Ảnh: Cường Vũ

Ổi ra được quả nào thì hầu như đều bị thối. Ảnh: Cường Vũ

Ổi ra được quả nào thì hầu như đều bị thối. Ảnh: Cường Vũ

Anh Phùng Văn Sơn, con trai bà Nguyễn Thị Nguyện xóm bờ đê, đầu tư hơn 8.000m2 đầm nuôi tôm thẻ chân trắng và 6.000 m2 ao nuôi cá, trồng thêm vải, nhãn, na, hồng... Anh Sơn cho biết, dù đã chọn giống, chăm sóc rất kỹ nhưng tôm, cá nuôi rất khó khăn, thường bị chết không rõ nguyên nhân. Cây cối cũng hầu như không đậu quả. Quá bức xúc, mới đây anh Sơn đã làm đơn gửi chính quyền, cơ quan báo chí, đồng thời lên mạng xã hội viết bài “đấu tố” nhà máy xi măng Lam Thạch gây ô nhiễm môi trường.

Sau bài viết, sáng 23/7, anh có giấy mời từ phía công an phường Phương Nam, mời anh chiều cùng ngày đến trụ sở để “hỏi một số việc có liên quan”. Từ khi nhận được giấy mời, bà Nguyện đứng ngồi không yên, không biết họ mời Sơn lên có việc gì, bà lo con sẽ bị chính quyền, công an gây khó dễ.

Cuộc sống của người dân xóm bờ đê phường Phương Nam khốn khổ, lầm lũi là thế nên ai cũng mong chuyển đi chỗ khác để “đổi đời”. Nhưng chuyển đi đâu khi mà tiền không có? Đất đai tuy rộng mênh mông nhưng chủ yếu là đất khai hoang chưa có sổ đỏ nên không bán được. Với lại, dù có sổ cũng ít người muốn mua đất xóm bờ đê, gần nhà máy xi măng Lam Thạch.

Vì vậy, họ vẫn phải bám trụ ở xóm bờ đê này. Người dân mong muốn lãnh đạo nhà máy xi măng Lam Thạch 2 quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của người dân, qua đó củng cố, nâng cấp đầu tư hệ thống thiết bị lọc bụi; tuân thủ đúng quy trình vận hành thiết bị để giảm thiểu bụi ra môi trường.

Về phản ánh liên quan đến nhà máy xi măng Lam Thạch, trao đổi với PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo UBND phường Phương Nam (TP Uông Bí) cho biết thời gian qua nhà máy này nhiều lần gặp sự cố, phát tán bụi ra bên ngoài. “Chúng tôi làm việc với Công ty, họ cam kết từ nay đến 2025 sẽ đưa bụi về 0”, vị lãnh đạo địa phương nói.

Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin…

Tháng 9/2011, nhà máy xi măng Lam Thạch 2 đã bị UBND TP Uông Bí xử phạt 30 triệu đồng (mức phạt cao nhất theo thẩm quyền) và phải tạm dừng hoạt động một thời gian để thực hiện xong các yêu cầu, biện pháp về bảo vệ môi trường theo quy định.

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.