| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh quyết không để cúm gia cầm bùng phát

Thứ Sáu 21/02/2020 , 11:20 (GMT+7)

Từ ngày phát sinh ổ cúm gia cầm (CGC), Quảng Ninh đã tiến hành khoanh vùng, dập dịch. Hiện toàn tỉnh không phát sinh ổ dịch mới.

Cuối tháng 1/2020, dịch cúm gia cầm phát sinh đầu tiên tại một hộ chăn nuôi tại xã Dực Yên, huyện Đầm Hà. Hộ này chăn nuôi với tổng đàn lên đến 3.255 con gà, trọng lượng trung bình 2,2 kg/con, chỉ sau một thời gian ngắn số gà ốm và chết chiếm tỉ lệ 60:40. Ngay sau khi nhận được thông tin, các ngành chức năng liên quan đã đến xét nghiệm mẫu tại ổ dịch và phát hiện virus cúm gia cầm A/H5N6.  

Căn cứ kết quả kiểm tra triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm, các biện pháp xử lý ổ dịch CGC cũng đã được chính quyền và ngành Nông nghiệp địa phương khẩn trương triển khai. Công tác tiêu hủy, khoanh vùng ổ dịch thực hiện đúng quy định.

Theo thống kê, rà soát tổng đàn gia cầm trên toàn địa bàn huyện Hải Hà, nơi phát hiện ổ dịch đầu tiên có 238.748 con gia cầm với 4.872 hộ chăn nuôi, trong đó có 30 trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô 1.000-2.000 con.

Toàn huyện đã tiêm được 70.000 liều vacxin CGC và ký cam kết với 100% hộ chăn nuôi không giết mổ, bán chạy gia cầm ốm làm phát tán mầm bệnh. Đồng thời, sử dụng 1.228 lít hóa chất, 800 kg vôi bột xử lý ổ dịch và các khu vực lân cận. Đến nay, tại xã Dực Yên đã qua 20 ngày không phát sinh gia cầm ốm chết.

Quảng Ninh kiểm soát chặt chẽ dịch cúm gia cầm, giảm thiểu thiệt hại và khả năng lây lan diện rộng.

Quảng Ninh kiểm soát chặt chẽ dịch cúm gia cầm, giảm thiểu thiệt hại và khả năng lây lan diện rộng.

Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến và triển khai các biện pháp phòng dịch. Ngăn chặn không để các nhánh, các chủng virus mới nguy hiểm xâm nhiễm và lây lan diện rộng, tổ chức tiêm phòng đạt tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng.

Đặc biệt, xây dựng các vùng, các chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của OIE góp phần giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người đối với các chủng virus nguy hiểm (H5 và H7).

"Trước đó, công tác truyền thông đã nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nên hầu hết cơ sở chăn nuôi, người dân hiểu được sự nguy hiểm khi có dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là các chủng virus có nguy cơ lây sang người nên đã tích cực phối hợp với chính quyền cơ sở trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển gia cầm qua biên giới, các cơ sở giết mổ gia cầm trên toàn tỉnh", ông Đông cho biết thêm.

Năm 2019, chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng 2% so với cùng kỳ, tổng đàn 3.680 nghìn con, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư với 42.984 hộ chiếm 99,4% tổng đàn; quy mô trang trại chăn nuôi >1.000 con là 202.950 con chiếm 0,6 tổng đàn; địa phương chăn nuôi gia cầm nhiều nhất là huyện Tiên Yên, TX Đông Triều, huyện Đầm Hà.

Đến năm 2020, theo mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm của từng địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 4.244.000 con. Theo ngành NN-PTNT, gia cầm là một trong những vật nuôi chủ lực được các hộ gia đình tại nhiều xã khó khăn xác định thoát nghèo, trong đó gà Tiên Yên là thương hiệu OCOP có quy mô.

Chính vì thế, việc phân vùng dịch CGC được ưu tiên đặt lên hàng đầu, những địa phương gần biên giới với Trung Quốc, có lịch sử bùng phát dịch lặp lại nhiều lần được "đặc cách" theo dõi, giám sát sâu. Việc giám sát không chỉ dừng ở đối tượng gia cầm tại các hộ chăn nuôi mà còn thực hiện đối với chim hoang dã gần khu dân cư, động vật mẫn cảm với bệnh CGC bị chết không rõ nguyên nhân nghi tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh cũng sẽ phải lấy mẫu xét nghiệm.

Quảng Ninh cũng đã tiến hành giám sát virus CGC, mục đích xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ, quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu bệnh CGC, đây là một trong những chiến lược quan trọng được áp dụng trên toàn tỉnh.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.