| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh tổ chức lại mô hình quản lý Ban xây dựng Nông thôn mới

Thứ Tư 12/01/2022 , 21:16 (GMT+7)

Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Ngày 12/1, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức lại mô hình quản lý Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh và công tác cán bộ.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 4686 ngày 28/12/2021 về việc tổ chức lại mô hình quản lý Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh thành Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới tỉnh. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng thực hiện theo quy định hiện hành.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố quyết định về công tác cán bộ đối với ông Nguyễn Minh Sơn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN& PTNT tỉnh kiêm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh từ 1/1/2022.

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN& PTNT tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh từ 1/1/2022. Ảnh: Hải Hà 

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN& PTNT tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh từ 1/1/2022. Ảnh: Hải Hà 

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đánh giá sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã khẳng định rõ vai trò tham mưu của Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh và là cầu nối giữa tỉnh với nông dân, với Trung ương trong tổ chức thực hiện chương trình.

Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, có xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn. Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm của Quảng Ninh cũng là hình mẫu cho cả nước, lan tỏa thương hiệu đặc sản địa phương, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vùng miền, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 9/13 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng nông thôn mới; 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 19 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Môi trường nông thôn xã Đông Ngũ, xã nông thôn mới ở huyện Tiên Yên ngày một xanh, sạch, đẹp trở thành vùng quê đáng sống. Ảnh: Xuân Thao

Môi trường nông thôn xã Đông Ngũ, xã nông thôn mới ở huyện Tiên Yên ngày một xanh, sạch, đẹp trở thành vùng quê đáng sống. Ảnh: Xuân Thao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thành cũng nhấn mạnh việc tổ chức lại mô hình quản lý Ban xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh thành Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới nhằm thống nhất lại theo tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương. Mô hình mới tăng thêm sức mạnh và thực hiện nhiệm vụ trong tổng thể ngành NN& PTNT.

Do đó, ông Thành đề nghị ngay sau hội nghị này, Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới tỉnh khẩn trương rà soát bộ máy, phân công nhiệm vụ cho các đồng chí công chức của văn phòng, tiếp tục phát huy sức mạnh và sớm cụ thể hóa nội dung công việc, nhất là việc tham mưu hoàn thành Đề án chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh cho cả giai đoạn và chương trình OCOP theo hướng rõ tiêu chí, rõ địa chỉ, quy mô.

Đồng thời tham mưu cho tỉnh trong việc phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực của chương trình với mục tiêu phục vụ tốt hơn nữa đời sống của người dân khu vực nông thôn, phấn đấu trong năm 2022, tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.