| Hotline: 0983.970.780

Quy định về mật độ giúp chăn nuôi Thái Nguyên phát triển

Thứ Ba 19/12/2023 , 07:30 (GMT+7)

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2030, mật độ chăn nuôi không quá 1 đơn vị nuôi/ha đất nông nghiệp.

Thay đổi mật độ chăn nuôi trong những giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng. Ảnh: Quang Linh.

Thay đổi mật độ chăn nuôi trong những giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng. Ảnh: Quang Linh.

Với định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp đặc thù điều kiện kinh tế, xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái, giúp người chăn nuôi yên tâm đầu tư bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quy định về mật độ chăn nuôi đến năm 2030.

Căn cứ chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh, công nghệ chăn nuôi và môi trường sinh thái, quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 là không quá 1 đơn vị nuôi/ha đất nông nghiệp.

Trong đó, mật độ chăn nuôi tối đa của thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên là không quá 0,8 đơn vị nuôi/ha đất nông nghiệp.

Huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, huyện Đại Từ: Mật độ chăn nuôi không quá 1 đơn vị nuôi/ha đất nông nghiệp. Huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa: Mật độ chăn nuôi không quá 1,2 đơn vị nuôi/ha đất nông nghiệp.

Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mật độ chăn nuôi theo quy định.

Việc thực hiện mật độ chăn nuôi theo đúng quy định, phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn xa khu dân cư sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, từng cải thiện quy mô và nâng cao chất lượng, giá trị, sản phẩm chăn nuôi.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.