| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch lồng bè nuôi thuỷ sản-[Bài 1]- Người nuôi trái phép cam kết di dời

Thứ Tư 16/03/2022 , 09:27 (GMT+7)

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện đang khẩn trương sắp xếp lại các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông và tiến hành di dời các lồng bè nuôi vào đúng khu quy hoạch.

Ngay từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều hộ nuôi thuỷ sản lồng bè trên các sông nằm ngoài vùng quy hoạch của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu (BR-VT) bắt tay vào công việc chuẩn bị sẵn sàng cho việc di dời hoặc tháo dỡ lồng bè nuôi để trả lại mặt nước cho địa phương quản lý. Các cơ quan chức năng cũng liên tục tổ chức các đợt đi kiểm tra và vận động người nuôi thuỷ sản lồng bè trái phép thực hiện cam kết di dời theo đúng tiến độ.

Cơ quan chức năng liên tục tổ chức các đợt đi kiểm tra và vận động người nuôi thuỷ sản lồng bè trái phép thực hiện cam kết di dời theo đúng tiến độ. Ảnh: Minh Sáng.
Cơ quan chức năng liên tục tổ chức các đợt đi kiểm tra và vận động người nuôi thuỷ sản lồng bè trái phép thực hiện cam kết di dời theo đúng tiến độ. Ảnh: Minh Sáng.

Cơ quan chức năng liên tục tổ chức các đợt đi kiểm tra và vận động người nuôi thuỷ sản lồng bè trái phép thực hiện cam kết di dời theo đúng tiến độ. Ảnh: Minh Sáng.

Có mặt tại một số khu vực nuôi thuỷ sản lồng bè nằm ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn TP.Vũng Tàu, PV NNVN chứng kiến các hộ nuôi đang tranh thủ thu hoạch nốt những đợt cá, tôm, hàu… để thực hiện di dời hoặc tháo dỡ như đã cam kết. Hơn 10 năm nay, gia đình ông Bùi Văn Luận, từ quê Nam Định vào TP.Vũng Tàu triển khai nuôi thuỷ sản trên sông Dinh và sinh sống trên bè, không đăng ký tạm trú.

Hằng năm, gia đình ông Luận đầu tư 40 lồng nuôi cá chim, bớp, tôm với số vốn khoảng trên 1 tỷ đồng. Sau mỗi năm thu hoạch, trừ hết chi phí, gia đình ông lãi khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, gần đây gia đình ông nhận được thông báo di dời và các đoàn thể cũng đã xuống tận bè nuôi vận động thêm nên ông Luận đã vui vẻ cam kết chấp hành nghiêm. Gặp chúng tôi, ông Luận chia sẻ: “Mặc dù, gia đình tôi đang nuôi thuỷ sản ổn định nhưng khi nghe chính quyền địa phương thông báo khu vực bè nuôi của gia đình nằm ngoài vùng quy hoạch của tỉnh, buộc phải cam kết di dời hoặc tháo dỡ, nên chúng tôi cũng đành phải chấp hành thôi. Mấy bữa nay chúng tôi đang gấp rút tìm địa điểm mới để kéo bè đi trả lại mặt nước cho địa phương quản lý”.

Các hộ nuôi đang tranh thủ thu hoạch nốt những đợt cá, tôm, hàu… để thực hiện di dời hoặc tháo dỡ như đã cam kết. Ảnh: Minh Sáng.
Các hộ nuôi đang tranh thủ thu hoạch nốt những đợt cá, tôm, hàu… để thực hiện di dời hoặc tháo dỡ như đã cam kết. Ảnh: Minh Sáng.

Các hộ nuôi đang tranh thủ thu hoạch nốt những đợt cá, tôm, hàu… để thực hiện di dời hoặc tháo dỡ như đã cam kết. Ảnh: Minh Sáng.

Tương tự, anh Ngô Văn Cao (người tỉnh Đắk Nông) làm bè nuôi thuỷ sản trên sông Dinh khoảng 4 năm nay, với 12 lồng nuôi cá bớp, cá mú, chi phí đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khu vực lồng bè anh thả nuôi cũng nằm ngoài vùng quy hoạch, do vậy chính quyền xã Long Sơn đã xuống thông báo và tuyên truyền chủ trương của thành phố; đồng thời cho làm cam kết sẽ tự di dời lồng bè nuôi thuỷ sản đến vùng quy hoạch sớm nhất.

Ông Lê Minh Cường, hộ nuôi thủy sản lồng bè có quy mô lớn trên sông Mỏ Nhát thuộc địa bàn xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ cũng đang tiến hành việc tự tháo dỡ. Ông Cường cho biết, gia đình ông đã tìm được điểm nuôi mới bên sông Chà Và, thành phố Vũng Tàu, nhưng diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích hiện tại nên ông phải thiết kế lại ô lồng cho phù hợp. Hiện nay, ông đang huy động nhân công để tháo dỡ lồng bè và rất mong có sự hỗ trợ một phần nào đó của nhà nước về kinh phí di dời.

Hiện người dân đang huy động nhân công để tháo dỡ lồng bè di dời theo lời cam kết. Ảnh: Minh Sáng.
Hiện người dân đang huy động nhân công để tháo dỡ lồng bè di dời theo lời cam kết. Ảnh: Minh Sáng.

Hiện người dân đang huy động nhân công để tháo dỡ lồng bè di dời theo lời cam kết. Ảnh: Minh Sáng.

Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn Ngô Văn Quả cho biết: “Theo kế hoạch từ 20/3 đến 10/4, thành phố Vũng Tàu sẽ ra quân đợt 1 cưỡng chế, di dời các hộ nuôi thuỷ sản ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn xã Long Sơn. Chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động người nuôi di dời và đến đầu tháng 3 đã có 16 hộ cam kết di dời trước thời điểm cưỡng chế, số còn lại, địa phương đang tiếp tục vận động, tuyên truyền để người dân đồng thuận”.

Tính đến nay, TP.Vũng Tàu đã vận động 54/86 chủ bè nuôi thuỷ sản di dời. Kết quả, đã có 31 chủ bè cam kết sẽ di dời trong thời hạn quy định. Các cơ quan chức năng ở địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động di dời đến các cơ sở còn lại. Theo dự kiến đến ngày 24/4, TP.Vũng Tàu sẽ hoàn thành công tác di dời.

 Các lồng bè đang được người dân kéo di chuyển về khu quay hoạch tập trung để trả lại mặt nước cho địa phương quản lý. Ảnh: Minh Sáng. 
 Các lồng bè đang được người dân kéo di chuyển về khu quay hoạch tập trung để trả lại mặt nước cho địa phương quản lý. Ảnh: Minh Sáng. 

 Các lồng bè đang được người dân kéo di chuyển về khu quay hoạch tập trung để trả lại mặt nước cho địa phương quản lý. Ảnh: Minh Sáng. 

Theo Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu, hầu hết bè nuôi thuỷ sản dựng trái phép từ nhiều năm nay do người nuôi dựng bằng nhà tôn và sinh hoạt ngay trên lồng bè. Điều đáng lo ngại, các lồng bè này nằm sát hành lang luồng đường thủy, thậm chí còn thả nhiều vật nổi lấn chiếm mặt nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Do vậy, ngày 26/3/2021 UBND tỉnh BR-VT đã ban hành Quyết định số 795/QĐ-UBND về sắp xếp khoanh vùng nuôi thủy sản lồng bè, nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông giai đoạn 2021 - 2025. Theo quyết định này, số lượng bè nuôi thuỷ sản nằm ngoài quy hoạch trên địa bàn thành phố còn lại là 125 bè tại khu vực sông Dinh và sông Rạng. Năm 2021, TP.Vũng Tàu đã tổ chức cưỡng chế, di dời 39 lồng bè, còn 86 bè lồng bè cho đến nay đang phải tiếp tục di dời. 

Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng, tại một số vùng nuôi thủy sản lồng bè, nhiều người nuôi đã tự ý thả các vật nổi để lấn chiếm mặt nước. Cụ thể tại khu vực sông Dinh có một số lồng bè chiếm khu vực neo đậu tránh trú bão của tàu thuyền; tại khu vực sông Mỏ Nhát tồn tại cả chục miệng đáy giữa sông, chiếm nhiều diện tích trong vùng quy hoạch và gây nguy cơ mất an toàn giao thông thủy… Bên cạnh đó, mật độ nuôi trồng chưa đảm bảo, trong khi đó một số máy móc phục vụ nuôi trồng thủy sản trong quá trình hoạt động đã làm rò rỉ dầu nhớt xuống dòng sông; thức ăn dư thừa bám vào lồng, khuyếch tán vào nguồn nước.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.