| Hotline: 0983.970.780

Quy trình ướp xác Phật sống Trung Quốc

Thứ Hai 18/01/2016 , 13:10 (GMT+7)

Trước khi qua đời, hòa thượng ở tỉnh Phúc Kiến có thân xác không phân hủy được coi là Phật sống Trung Quốc chỉ ăn đậu phụ với cháo, uống rất ít nước.

Theo hòa thượng Chấn Vũ trụ trì chùa Phổ Chiếu, lão hòa thượng Phúc Hậu sinh năm 1919 ở tại thị trấn Thanh Dương, thành phố Phổ Giang (Tuyền Châu ngày nay). Năm 13 tuổi, ông quy y cửa Phật, tu hành tại chùa Sùng Phúc ở Tuyền Châu.

Thường ngày ông rất ít nói, chuyên tâm tu hành, hiếm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ông là người hiền hậu, được nhiều hậu bối kính trọng. 10 năm trước lúc qua đời, ông được đồ đệ Tương Ngọc Phượng chăm nom, theo Sina.

Tương Ngọc Phượng cho biết, sư phụ mình cả cuộc đời giản dị, mấy chục năm nay mỗi ngày chỉ ăn một miếng đậu phụ với cháo bí đỏ. Quần áo chỉ mặc đi mặc lại vài bộ, việc gì vừa sức đều tự tay làm.

Hơn một tháng trước khi viên tịch, mỗi ngày ông chỉ ăn nửa bát cháo, uống chưa đến nửa thìa canh nước.

Ông viên tịch vào tháng 6 âm lịch năm 2012, hưởng thọ 94 tuổi. Thi thể hòa thượng đặt ở chùa Sùng Phúc trong 5 ngày, sau đó được đưa sang chùa Phổ Chiếu.

Vì ông là bậc tu hành cao niên, nên chùa Phổ Chiếu quyết định làm lễ "ngồi ang" cho ông và mời chuyên gia Chu Quốc Sinh đến thực hiện.

"Hòa thượng Phúc Hậu hơn ba năm trước bắt đầu được đặt ngồi trong ang, đóng ang, đến hôm nay làm lễ mở ang, tất cả đều hoàn hảo", chuyên gia Chu, người bảo quản thành công nhiều xác ướp Phật sống, cho biết.

"Đầu tiên rắc một lớp vôi bột vào đáy ang, thêm một lớp than củi, sau đó đặt pháp thể (thi thể của nhà sư) trong tư thế kiết già vào bên trong; sau đó chèn thêm than củi, gỗ đàn hương... vào, cuối cùng đóng chặt nắp ang lại, qua ba năm rưỡi mới mở ra".

Ang chứa thi thể nhà sư đặt trong một gian phòng thờ tổ đường trong chùa Phổ Chiếu, xây kín lại đảm bảo không khí ẩm không lọt vào trong.


Phá tường bao gian phòng đặt ang ướp xác hòa thượng. Ảnh: Nhật báo Quảng Châu

Theo Chu Quốc Sinh, kinh nghiệm cho hay thi thể của người được ướp xác có phân hủy hay không còn tùy thuộc vào người đó gầy hay béo và thời gian viên tịch. Thông thường, so với hòa thượng thân hình mập mạp lại mất vào mùa hè thời tiết nóng nực thì những nhà sư gầy qua đời vào mùa đông có tỷ lệ xác không phân hủy cao hơn.

Sư phụ Chấn Vũ cho biết, họ mời những chuyên gia tới giúp xử lý thân xác của hòa thượng Phúc Hậu.

Sáng ngày 10/1, chùa Phổ Chiếu, núi Tử Mạo, thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến tổ chức nghi thức mở ang ướp xác lão hòa thượng Phúc Hậu. Mọi người đều vui mừng và kinh ngạc khi thấy xác ướp sau ba năm vẫn không bị phân hủy, râu tóc vẫn còn nguyên. Ông được coi là "nhục thân Phật" (Phật sống).

"Để trở thành nhục thân Phật, 100% đều nhờ tu hành, kỹ thuật bảo quản xác của chúng tôi chỉ chiếm rất ít", Chu Quốc Sinh nói.  Những việc tiếp theo cần làm là dát vàng lên thân thể nhà sư, quét sơn vàng trong khoảng một tháng. Sau khi hoàn tất, tượng Phật sống sẽ lần lượt được đưa tới thờ ở chùa Sùng Phúc và chùa Phổ Chiếu.


Hòa thượng Phúc Hậu lúc còn sống. Ảnh: QQ

VnExpress

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm