| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt Ban vận động thành lập Hội chè Hoàng Su Phì

Thứ Sáu 22/05/2020 , 08:11 (GMT+7)

Hưởng ứng Ngày Chè thế giới, ngày 21/5, UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) tổ chức Tọa đàm và ra mắt Ban vận động thành lập Hội chè Hoàng Su Phì.

Ngày 21/5, Hiệp hội Chè Việt Nam và huyện Hoàng Su Phì tổ chức Tọa đàm về cơ hội và thách thức với ngành chè trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: Đức Long.

Ngày 21/5, Hiệp hội Chè Việt Nam và huyện Hoàng Su Phì tổ chức Tọa đàm về cơ hội và thách thức với ngành chè trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh: Đức Long.

Huyện Hoàng Su Phì có diện tích trên 4.500ha chè, trong đó 3.500ha chủ yếu là chè cổ thụ đang cho thu hoạch. Năng suất chè của Hoàng Sù Phì hiện đạt 3,7 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 13.000 tấn/năm.

Trong những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung cải tạo vườn chè già cỗi, trồng dặm và mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm thông qua nhiều cách làm cụ thể.

Trong đó, năm 2014 huyện đã mời các tổ chức quốc tế và trong nước đánh giá chứng nhận gần 1.500ha sản phẩm chè hữu cơ tiêu chuẩn Châu Âu. Năm 2015, huyện Hoàng Su Phì xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho chè shan tuyết Hoàng Su Phì. Năm 2019, cây chè cổ thụ trên địa bàn đã được huyện phối hợp Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đánh giá và cấp giấy chứng nhận quần thể cây chè cổ thụ trở thành cây di sản Việt Nam.

Sản phẩm chè shan tuyết cổ thụ Hoàng Su Phì mang hương vị đậm đà, riêng biệt không một loại trà ở nơi nào khác có được. Những năm gần đây, chè vươn lên trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, làm giàu tại địa phương.

Mặc dù đã có sự thăng tiến, nhưng cây chè Shan tuyết Hoàng Su Phì vẫn chưa có được vị thế xứng đáng trên bản đồ chè của Việt Nam. Vì vậy, trong ttời gian tới, những HTX, doanh nghiệp chè trên địa bàn cần nâng cao tính chuyên nghiệp của người trồng chè.

Trong đó, huyện Hoàng Si Phì cần tập trung đưa khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến kết hợp đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến sản phẩm để từng bước nâng cao giá trị của cây chè Hoàng Su Phì.

Ra mắt Ban vận động thành lập Hội Chè Hoàng Su Phì. Ảnh: Đức Long.

Ra mắt Ban vận động thành lập Hội Chè Hoàng Su Phì. Ảnh: Đức Long.

Tại buổi tọa đàm, UBND huyện Hoàng Su Phì công bố Quyết định thành lập Ban vận động Hội chè Hoàng Su Phì. Với sự tham gia của 30 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn, Hội Chè Hoàng Su Phì khi thành lập được kỳ vọng sẽ liên kết được những người trồng chè, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn huyện.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Nguyễn Thị Ánh Hồng, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, nhiều nước trên thế giới không còn tin dùng các sản phẩm chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhiều hiệp hội chè trên thế giới đã liên hệ với Việt Nam.

Vì vậy, lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng, đây là cơ hội để ngành chè cả nước nói chung và thương hiệu chè Hoàng Su Phì nói riêng vươn xa trên thị trường quốc tế. Tất nhiên, để làm được điều này không phải dễ bởi các thị trường, đặc biệt là Châu Âu hay Bắc Mỹ đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn, chất lượng.

Bà Hồng nhấn mạnh, thời gian tới Hiệp hội chè Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với UBND huyện Hoàng Su Phì và Hội Chè Hoàng Su Phì đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và giới thiệu sản phẩm Chè Shan tuyết Hoàng Su Phì với các hiệp hội chè trên thế giới nhằm giúp địa phương củng cố và phát triển thương hiệu Chè Shan tuyết Hoàng Su Phì.

Chè xuất hiện từ hơn 5.000 năm trước và hiện được trồng trên hơn 35 quốc gia. Cây chè đang là nguồn sống, thu nhập của 13 triệu người trên toàn thế giới. Cuối năm 2019, Liên Hợp Quốc tuyên bố lấy ngày 21/5 là Ngày Chè thế giới nhằm kỷ niệm những di sản văn hóa, lợi ích cho sức khỏe cũng như vai trò kinh tế của cây chè đối với con người.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.