| Hotline: 0983.970.780

Rong ruổi trên những rừng keo

Thứ Năm 23/02/2023 , 08:15 (GMT+7)

PHÚ YÊN Các nghề rừng như phát dọn thực bì, thu hoạch, lột vỏ cây keo... tuy vất vả nhưng có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho nhiều nông dân ở Phú Yên.

Tốp người chạy xe máy ngược lên xã vùng cao Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) làm nghề phát chồi thuê trên các rẫy trồng keo, phía sau xe gắn máy họ chở máy phạt chồi, nồi, xoong, xăng, nhớt... Ông Nguyễn Văn Hiên, một người đi phát chồi thuê cho hay: Làm nghề này lên núi ở lại đêm nên phải chuẩn bị cho chuyến đi 7 ngày như gạo, thức ăn nấu sẵn, lên núi chỉ hâm lại hoặc cá mặn, mắm ruốc... Khu vực phát chồi thuê giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai.

Nông dân xã An Lĩnh (huyện Tuy An) lột keo. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Nông dân xã An Lĩnh (huyện Tuy An) lột vỏ keo thuê. Ảnh: Mạnh Hoài Nam.

Ông Bùi Văn Tài, một người đi phát chồi thuê phân trần: “Lứa keo trồng năm rồi đến nay chồi lên xanh, chủ trồng keo họ thuê mình phát dọn để keo non không bị rợp”. Ông Tài làm nghề này dù đã rất cẩn thận, nhưng công việc nên chấp nhận bị thương, chảy máu tay chân. Bởi máy phát chồi là loại máy 2 thì, chạy xăng pha nhớt, vòng tua rất nhanh và mạnh, lưỡi lam (lưỡi cưa) bén. Có khi lưỡi lam mòn quên thay nên khi phát, lam gãy văng vô chân bị thương nặng. Có khi gặp cây lớn phải cắt từng đoạn, từng khúc, với vòng tua nhanh, dăm cây văng mạnh có thể đóng vô tay chân chảy máu.

"Phát chồi thì ai cũng phải chú ý để khỏi bị thương nhưng khó lắm. Trên rẫy với nhiều nhánh lớn đan vào nhau nên khi phát thường lôi kéo dính chùm, dễ xảy ra tai nạn. Đó là chưa kể đôi lúc xui rủi lưỡi cưa phạt vào chân. Nghề phát chồi nguy hiểm lắm nhưng nhưng ráng làm kiếm tiền nuôi con ăn học", ông Tài tâm sự.

Trên rẫy keo hai bên Quốc lộ 19C đoạn qua thôn Hòa Ngãi, xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa), tốp người ở xã An Lĩnh (huyện Tuy An) vượt khoảng 20 cây số bằng xe máy đến đây mưu sinh bằng nghề cưa hạ, cắt khúc và lột vỏ keo thuê. Đàn ông khỏe mạnh ôm cưa máy cưa cây và cắt thành khúc dài tầm 3m. Phụ nữ gom cây thành đống rồi cặm cụi lột vỏ. Công việc kéo dài từ sáng sớm đến tận trưa. Họ ăn vội gói cơm dỡ, nghỉ ngơi giây lát rồi lại tiếp tục ra rừng làm việc. Chiều, mọi người cùng nhau gắng sức khiêng, vác gỗ chất lên xe tải chở đến bán cho những nhà máy dăm gỗ.

Nghề rừng vất vả, nhưng nhờ có công việc thường xuyên nên đã tạo việc làm, có thu nhập ổn định cho rất nhiều lao động nông thôn ở Phú Yên.

Nghề rừng vất vả, nhưng nhờ có công việc thường xuyên nên đã tạo việc làm, có thu nhập ổn định cho rất nhiều lao động nông thôn ở Phú Yên. Ảnh: Hoài Nam.

Ông Nguyễn Văn Từ, một người trong nhóm ở xã An Lĩnh cho hay: Công việc này trong nhóm có người nhận khoán rồi làm ăn chia. Người đứng ra nhận công cưa, lột, bốc lên xe là 250.000 đồng/tấn, sau đó chia ra, công cắt 80.000 đồng/tấn, công lột 40.000 đồng/ tấn, còn lại công bốc lên xe, và cũng tùy theo địa hình xa gần.

Nghề này, theo anh Từ cũng thương tích đầy mình. “Dù chúng tôi luôn để ý tránh những rủi ro nhưng làm nghề cưa cắt keo hay bị cây đập vào người. Nhẹ thì bị thương trầy sướt da, nặng thì phải may vài mũi nằm nhà cả tháng trời”, anh Từ tâm sự.

Anh Từ kể, có lần khi lui cui cưa gốc keo lớn, keo ngã, phần ngọn nặng đập mạnh vào cây bên cạnh. Nhánh cây này không chịu nổi nên bật gãy và gốc cây vừa cắt bật ngược vào đầu khiến anh bị thương. Mọi người xúm lại băng bó vết thương nhưng máu chảy không cầm phải đi bệnh viện.

Vợ chồng chị Bùi Thị Trang, làm nghề cưa, lột vỏ keo thuê cho hay: Gà gáy, vợ chồng chị thức dậy nấu nướng rồi ăn vội bữa sáng trước khi rời nhà. Trưa, hai vợ chồng mở gói cơm mang theo ăn qua bữa rồi tiếp tục làm việc. Sau khi cưa, lột vỏ rồi chất gỗ lên xe, có hôm vợ chồng vượt đường rừng trở về bên hai con trong đêm tối mịt. 

Empty

Không chỉ phát rừng keo, nhiều nông dân còn kiêm nghề dịch vụ phát dọn ruộng. Ảnh: Hoài Nam.

“Mỗi ngày vợ chồng em kiếm được 400 - 500 nghìn đồng, chưa kể xăng xe đi lại. Làm nghề khai thác keo khổ cực nhưng nếu không thì chẳng có công việc gì làm để kiếm sống. Năm này qua năm khác vợ chồng em rong ruổi khắp các rừng rẫy từ An Lĩnh qua xã Sơn Long, Sơn Định khai thác gỗ keo thuê nuôi con ăn học. Công việc vất vả nhưng vợ chồng em cầu mong có việc làm quanh năm, đến mùa mưa thì trồng rừng. Từ nghề rừng kiếm tiền nuôi con ăn học đến nơi đến chốn là mừng”, chị Trang nói.

Dọc theo Quốc lộ 19C từ huyện Sơn Hòa qua Sông Hinh, hai bên đường nhiều người khai thác keo. Gỗ keo hiện tại được bán với giá 1,5 đến 1,7 triệu đồng/tấn (tùy theo chất lượng gỗ). Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hằng năm toàn tỉnh trồng rừng tập trung 6.000ha, sản lượng khai thác rừng trồng 240.000 tấn. Nhiều gia đình sống dựa vào rừng, cuộc sống ổn định.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm