| Hotline: 0983.970.780

Rừng Amazon ở Brazil bị phá kỷ lục

Thứ Hai 15/06/2020 , 08:40 (GMT+7)

Nạn phá rừng mưa nhiệt đới Amazon tiếp tục gia tăng ở Brazil trong tháng Năm và các con số thống kê chính thức vừa công bố cho thấy, đây là tháng tồi tệ nhất.

Rừng Amazon ở Brazil bị các hoạt động xâm thực của con người ngày một tăng. Ảnh: Getty Images

Rừng Amazon ở Brazil bị các hoạt động xâm thực của con người ngày một tăng. Ảnh: Getty Images

Kỷ lục phá hủy lá phổi lớn nhất hành tinh được các nhà môi trường ghi nhận thêm những kỷ lục buồn mới, sau thảm họa cháy thảm thực vật quan trọng này kéo dài nhiều tháng ròng hồi năm 2019.

Theo đó, giới khoa học cảnh báo, nhiều khả năng năm 2020 đang có nguy cơ trở thành năm rừng Amazon ở Nam Mỹ bị thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử. "Chúng tôi đang đối diện với một kịch bản thảm khốc nhất đối với rừng Amazon", Mariana Napolitano, giám đốc khoa học Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF)  tại văn phòng đại diện ở Brazil nói trong một tuyên bố.

Dữ liệu vệ tinh ghi nhận của Viện Nghiên cứu Không gian quốc gia Brazil (INPE) cho biết, tổng cộng đã có 829 km vuông diện tích rừng Amazon ở Brazil đã bị tàn phá trong tháng 5 của năm 2020. Con số này lớn hơn gấp 14 lần so với diện tích của quận Manhattan ở New York (Mỹ) và tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng tồi tệ nhất kể từ khi hoạt động ghi nhận hồ sơ được bắt đầu vào tháng 8/2015.

Tinh chung trong 5 tháng đầu năm nay, vấn nạn phá rừng Amazon tại Brazil đã ở mức trên 2.000 km vuông, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, điều mà các nhà hoạt động môi trường đang lo ngại hơn là những tháng  mùa khô vẫn còn ở phía trước, khi thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 thường là cao điểm của các hoạt động khai thác gỗ, đào hầm mỏ và nông dân khai hoang lấy đất trồng trọt và chăn nuôi bất hợp pháp.

Theo thống kê của INPE, cả năm 2019 đã có 9.169 km vuông rừng Amazon bị biến mất. Điều đó có nghĩa là nếu dự báo trên trở thành sự thật thì nội chỉ trong tháng 8 tới, diện tích rừng bị phá ở quốc gia Nam Mỹ đã gần bằng cả năm ngoái.

Dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu môi trường Amazon (IPAM) tính toán rằng, sẽ có khoảng 9.000 km vuông rừng sẽ bị chặt phá, đốt phát quang trong tháng 8 và có khả năng gây ra những đám cháy hủy diệt hơn nhiều so với năm ngoái.

Bất chấp các phản đối từ giới hoạt động môi trường trong nước và quốc tế liên tục chỉ trích Tổng thống Jair Bolsonaro, nhà lãnh đạo theo đường lối cực hữu về vấn đề biến đổi khí hậu vẫn khuyến khích những hoạt động khai phá rừng nhằm hợp pháp hóa đất nông nghiệp.

"Chính phủ Brazil đã không hề đếm xỉa và công khai thừa nhận sự coi thường đối với vấn đề môi trường, tài nguyên rừng và cuộc sống của người dân", nhà vận động Cristiane Mazzetti thuộc tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nói trong một tuyên bố.

Rừng Amazon bị thiêu trụi ở vùng Porto Velho, bang Rondonia. Ảnh: DWJ

Rừng Amazon bị thiêu trụi ở vùng Porto Velho, bang Rondonia. Ảnh: DWJ

Cuộc khủng hoảng phá rừng xảy ra ở Brazil trùng vào thời điểm quốc gia Nam Mỹ đang phải vật lộn với đại dịch coronavirus, hiện đang trở thành tâm điểm mới của dịch bệnh với gần 42.000 người chết, vượt qua vương quốc Anh vào cuối tuần vừa qua.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe hiện nay là nguyên nhân chính làm giảm năng lực của chính quyền đối với vấn đề bảo vệ rừng. Và đặc biệt là khi mùa khô đang đến thì nguy cơ xảy ra thảm họa kép từ khói bụi ô nhiễm cùng với đại dịch Covid-19 là rất cao.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất