| Hotline: 0983.970.780

Rùng rợn hủ tục uống nước từ hộp sọ và ăn thịt người ở Ấn Độ

Thứ Ba 09/10/2018 , 13:05 (GMT+7)

Sống bên bờ sông Hằng ở Ấn Độ, các nhà sư thuộc tộc người Aghori cử hành mọi nghi lễ như các tín đồ theo đạo Hindu, trừ một điểm khác biệt lớn: họ là những kẻ ăn thịt người.

Giữa thời đại ngày nay, khó có thể tưởng tượng rằng tục ăn thịt người vẫn còn tồn tại ở những khu vực hẻo lánh trên thế giới. Tuy nhiên, đó là những gì đang diễn ra với người Aghori, sống gần Varanasi, phía bắc Ấn Độ, cách không xa sông Hằng. Vì hủ tục man rợ này mà họ bị những tín đồ theo đạo Hindu chính thống tẩy chay. Họ có những quan điểm khác lạ để giải thích cho thói ăn thịt người của mình.

12-59-51_1
Một người đàn ông Aghori uống nước từ đầu sọ người. Ảnh: Cult of weird

Theo truyền thuyết, người đầu tiên đặt nền móng cho tộc Aghori tương lai là Kina Ram. Ông được cho là sống đến 150 tuổi và qua đời vào nửa sau của thế kỷ 18. Bộ tộc Aghori hiện chỉ có khoảng 70 người, đều là đàn ông độc thân. Họ thường nghĩ mình là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội nên luôn ăn mặc rách rưới và để tóc rối bù.

Người Aghori dành sự sùng kính sâu sắc cho thần Shiva, vị thần của “sự hủy diệt” trong đạo Hindu và đây là một trong những lý do chính dẫn tới những hành vi cực đoan của họ. Người Aghori dâng hiến bản thân mình cho Shiva với mục tiêu của họ là phá vỡ chu kỳ luân hồi và đạt đến sự siêu việt. Họ ăn thịt đồng loại để tiến tới cái chết, tin rằng điều này sẽ giúp họ trở thành một hiện thân của Shiva.

Những người sống dọc sông Hằng thường thả thi thể người đã khuất xuống nước vì nhiều lý do khác nhau. Họ cố gắng nhấn chìm các xác chết để người Aghori không thể kéo chúng lên nhưng đôi khi cách này không hiệu quả.

Các nhà sư Aghori vẫn sẽ đưa những cái xác lên bờ và tận dụng mọi mảnh của thi thể bởi quan điểm của họ là không nên bỏ phí bộ phận nào. Họ ăn thịt xác chết, biến những chiếc đầu sọ thành bát, tạc những mẩu xương thành đồ trang sức.

12-59-51_2
Một người đàn ông Aghori và chiếc đầu sọ người. Ảnh: Cult of weird

Người Aghori còn thu thập tro người từ các bãi hỏa táng rồi bôi chúng lên toàn cơ thể, từ đầu đến chân với niềm tin rằng mình đang đến gần hơn với thần Shiva và bảo vệ họ khỏi mọi bệnh tật. Sau đó, họ sẽ thiền và cầu nguyện.

Người Aghori sống trong hoặc gần các nghĩa địa, các bãi hỏa táng và gần các bậc đá nơi các thi thể được thả xuống sông Hằng. Điều này vừa giúp họ tiết kiệm chi phí đi lại, thuận tiện cho việc sử dụng các xác chết và tro người vào các nghi lễ và gần với nguồn thức ăn chính.

Chất kích thích cũng là một phần quan trọng trong cuộc đời của người Aghori. Họ thường hút cần sa và uống rượu gần như liên tục để đạt được trạng thái tinh thần “ngưng kết nối”. Trạng thái này khiến họ cảm thấy như mình không còn ở trên mặt đất và không còn là một phần của trần gian mà đã đến gần hơn với thần Shiva.

Người Aghori tin rằng việc quan hệ tình dục giữa những xác chết sẽ làm tăng sức mạnh siêu nhiên. Họ không bao giờ cưỡng ép phụ nữ quan hệ với mình nhưng yêu cầu phụ nữ phải có kinh nguyệt khi hành động này diễn ra.

12-59-51_3
Người Aghori sùng bái thần Shiva. Ảnh: Trupalpandya

Những tập tục lập dị trên khiến cho người Aghori bị dân địa phương xa lánh. Tuy nhiên, họ cũng làm nhiều việc tốt. Người Aghori tuyên bố họ có thuốc chữa khỏi những căn bệnh gây chết người nguy hiểm nhất, thậm chí cả AIDS và ung thư. Các loại thuốc này được gọi là “dầu con người”, được họ thu thập từ giàn hỏa thiêu sau khi thi thể đã cháy trụi. Họ cũng xây dựng một khu chăm sóc, cứu chữa cho người bị bệnh phong và đến nay đã chữa khỏi cho gần 100.000 người bị bệnh phong nặng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm