| Hotline: 0983.970.780

Ruộng lúa 40 ha ‘tạc’ hình ảnh vua lúa lai Viên Long Bình

Thứ Ba 16/08/2022 , 11:12 (GMT+7)

300 nông dân ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc đã dành hơn một tháng để trình diễn trồng lúa nghệ thuật tạo bức họa mang hình ảnh vua lúa lai Viên Long Bình.

Hình ảnh khổng lồ của vua lúa lai Viên Long Bình, người khai sinh ra giống lúa lai ở Trung Quốc, được tạo tác trên cánh đồng lúa ở làng Wufu để tưởng nhớ sự đóng góp của ông. Ảnh: IC

Hình ảnh khổng lồ của vua lúa lai Viên Long Bình, người khai sinh ra giống lúa lai ở Trung Quốc, được tạo tác trên cánh đồng lúa ở làng Wufu để tưởng nhớ sự đóng góp của ông. Ảnh: IC

Ngay sau khi tác phẩm bức họa đồng quê của 300 nông dân làng Wufu, ngoại vi thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam được hoàn thành, nó đã thu hút đông đảo sự quan tâm vì chạm đến trái tim nhiều cư dân mạng.

Theo đó, những người nông dân địa phương đã trồng lúa theo từng ô thửa đã được “lên kịch bản”, và tạo ra bức chân dung theo từng sắc độ khác nhau để mô tả hình ảnh của cố giáo sư- viện sĩ Viên Long Bình, người được ví là cha đẻ lúa lai của đất nước.

Toàn bộ bức họa bằng ruộng lúa mô tả chân dung của vua lúa lai Viên Long Bình được tạo dựng trong khuôn viên rộng 40 ha. Những người nông dân nói rằng, họ hy vọng sẽ có một vụ mùa bội thu để tri ân cha đẻ của lúa lai, vì những đóng góp to lớn của ông cho nhân loại.

"Cách tốt nhất để mọi người trân trọng ký ức về ông Viên Long Bình là hãy tôn vinh, trân quý cây lúa và không lãng phí bất kỳ một hạt gạo nào", một cư dân mạng chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy thành quả từ sự cần cù của những người nông dân.

Cha đẻ lúa lai Viên Long Bình qua đời ngày 22/5/2021, hưởng thọ 91 tuổi tại thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc do tuổi cao. Giáo sư- viện sỹ Viên Long Bình sinh năm 1930 đã có công lớn trong ngành lai tạo giống lúa lai, giúp đưa năng suất lúa tại Trung Quốc từ 300 kg/mẫu lên trên 1.000 kg/mẫu (1 mẫu Trung Quốc tương đương 666,6m2).

Ngoài thành tựu nghiên cứu lúa lai, ông Viên Long Bình sau này còn nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công bộ giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở các nước khác, và tiến bộ kỹ thuật này được coi là một giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới. Ảnh: Laitimes

Ngoài thành tựu nghiên cứu lúa lai, ông Viên Long Bình sau này còn nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công bộ giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở các nước khác, và tiến bộ kỹ thuật này được coi là một giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới. Ảnh: Laitimes

Thành tích này của ông Viên Long Bình và các cộng sự được coi là chìa khóa giúp Trung Quốc giải quyết được bài toán an ninh lương thực cho hơn một tỷ dân nước này. Hiện lúa lai đã được nhân rộng ở hàng chục quốc gia tại châu Phi, châu Mỹ và châu Á, mang lại năng suất cao hơn nhiều so với các giống lúa truyền thống. Trước khi ông qua đời, chính phủ Trung Quốc đã đặt tên cho 4 thiên thể ngoài vũ trụ mang tên Viên Long Bình để tôn vinh công trạng to lớn của nhà nông học vĩ đại cùng “Huân chương Cộng hòa quốc”, danh hiệu cao quý nhất mà Trung Quốc dành cho một cá nhân.

Sinh thời, ông Viên Long Bình từng nổi tiếng với tình yêu cây lúa, ông từng yêu cầu toàn bộ đội ngũ cộng sự hoặc các thế hệ nghiên cứu hậu sinh đều phải đích thân lội ruộng. Bản thân ông, khi ở tuổi 88 vẫn dành ít nhất mỗi ngày 5 tiếng miệt mài nghiên cứu trên các cánh đồng. Nhà nông học Viên Long Bình từng chia sẻ, ông có hai ước mơ là được "tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”.

Tờ Chinadaily từng viết: Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu lúa lai, vị viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã giúp đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại - nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm