| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất cây vụ đông bù lũ lụt

Thứ Hai 14/10/2013 , 10:04 (GMT+7)

Ngoài tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang chỉ đạo bà con tận dụng tối đa diện tích để SX cây vụ đông,...

Ngoài tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang chỉ đạo bà con tận dụng tối đa diện tích để SX cây vụ đông, bù lại sản lượng lương thực bị thiệt hại do đợt lũ vừa gây ra. Theo đó, tổng diện tích cây vụ đông dự kiến tăng hơn 750 ha.

Ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBDD huyện Tĩnh Gia cho biết: Theo kế hoạch, vụ đông 2013 Tĩnh Gia sẽ SX 4.100 ha; trong đó các xã khu vực phía nam huyện là 626 ha. Tuy nhiên, sau thiệt hại nặng nề do lũ lụt, huyện đã điều chỉnh kế hoạch, đồng thời, có văn bản xin UBND tỉnh, Sở NN-PTNT hỗ trợ 6.620 kg giống ngô nếp để trồng 331 ha; 156.400 kg giống khoai tây đáp ứng SX 195,5 ha và 2.500 kg giống rau các loại để trồng 266 ha.


Nông dân xã Tùng Lâm chuẩn bị đất trồng ngô

“Chúng tôi đang chỉ đạo các xã rà soát thiệt hại sau lũ để có kế hoạch hỗ trợ về gạo, tiền, sách vở, quần áo… đảm bảo cuộc sống trước mắt cho bà con. Đồng thời, phân công cán bộ kỹ thuật xuống từng xã động viên nông dân chăm sóc diện tích lúa mùa muộn (khoảng 500 ha) để vớt vát một phần lương thực; hỗ trợ giống đến từng hộ gia đình; hướng dẫn thời vụ, cách phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ SX”, ông Dương nói.

Được biết, 12 xã chịu thiệt hại nặng gồm Xuân Lâm, Trúc Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Tùng Lâm, Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Tĩnh Hải, Hải Yến, Hải Thượng, Hải Hà sẽ tăng diện tích trồng ngô từ 365 ha lên 665 ha; tăng 195 ha khoai tây và 260 ha rau các loại.

Chị Hương, nông dân thôn Lương Điền, xã Tùng Lâm nói: “Vụ đông năm ngoái chỉ mua được giống ngô nên nhà tôi làm 2 sào đất. Năm nay, nghe đâu được hỗ trợ giống rau nên tôi sẽ tận dụng hết diện tích quanh vườn (khoảng hơn 1 sào nữa) để trồng đậu cô ve và rau cải, một phần để phục vụ nhu cầu của gia đình phần nữa đem ra chợ bán kiếm thêm đồng mua thức ăn”.

Theo chị Hương, bấy lâu nay bà con không mấy mặn mà với SX vụ đông vì giá trị kinh tế thấp, đầu ra bấp bênh. Nhưng nếu được hỗ trợ giống, đặc biệt là sau khi lương thực, hoa màu bị lũ cuốn trôi hết, chắc chắn ai cũng sẽ cố gắng tận dụng hết diện tích đất để gieo trồng.

Trưởng thôn Lương Điền, Lê Công Hùng cho hay: “Kế hoạch ban đầu của thôn sẽ gieo trồng 13 ha cây vụ đông, nhưng sau lũ được biết cấp trên sẽ hỗ trợ giống cây nên chúng tôi điều chỉnh diện tích SX tăng lên khoảng 17 ha; trong đó cây ngô 9 ha; khoai tây 3 ha và rau màu 5 ha”.

Theo quan sát của PV, nhờ thời tiết nắng ráo nên nhiều nông dân đã ra đồng làm đất, chuẩn bị vật tư, phân bón để xuống giống, phấn đấu hoàn thành vụ đông trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất