| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất chè hàng hóa

Thứ Năm 25/12/2014 , 08:20 (GMT+7)

Hà Nội có 3.059 ha chè, tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ… Đây là cây trồng có tiềm năng nhưng SX vẫn manh mún, hiệu quả kinh tế thấp./ Ngày mới trên quê chè Bắc Sơn

Phát triển chè an toàn theo hướng hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào SX, chế biến, gắn với du lịch sinh thái là chiến lược của Hà Nội trong giai đoạn tới...

Để góp phần thúc đẩy SX chè, năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng (Sở NN-PTNT Hà Nội) đã sát cánh cùng hàng nghìn lượt nông dân. Qua quá trình chọn điểm, chọn hộ, trung tâm đã triển khai xây dựng mô hình SX, tiêu thụ chè an toàn tại 6 xã, 4 huyện với quy mô 220 ha, 16 mô hình có 751 hộ xã viên tham gia.

Cụ thể, mô hình trồng mới, thực hiện 80 ha tại 2 xã từ tháng 7 đến hết tháng 12/2014. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn quy trình kỹ thuật và được giới thiệu những giống chè mới có năng suất, chất lượng cao để lựa chọn.

Trung tâm đã chủ động cùng các HTXNN và Cty TNHH MTV Tư vấn đầu tư phát triển chè và cây nông lâm nghiệp Phú Hộ (Phú Thọ) cung ứng, cấp phát 1.848.000 cây giống đảm bảo chất lượng cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật thiết kế nương chè, trồng và chăm sóc, tưới nước giữ ẩm và tủ gốc đúng kỹ thuật đảm bảo tỷ lệ sống cao, trên 95%...

Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi, đã tin tưởng phá bỏ dần những nương chè già cỗi năng suất, chất lượng thấp, kém hiệu quả để trồng mới, trồng thay thế bằng những giống năng suất, chất lượng cao.

Mô hình thâm canh chè VietGAP đạt diện tích 30 ha, triển khai tại 3 xã từ tháng 5 đến hết tháng 12/2014. Đây là mô hình có quy trình SX nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, thu hái, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Nông dân SX chè VietGAP bước đầu đã có cách nhìn mới về SX; có kiểm tra, kiểm soát, ghi chép về bón phân, phun thuốc BVTV, thu hái, sơ chế và chế biến sản phẩm; đồng thời chú trọng khâu bảo hộ lao động trong SX, bảo vệ môi trường.

Lần đầu tiên nông dân thực hiện áp dụng SX chè sạch nên còn bỡ ngỡ, đặc biệt là việc ghi chép lưu giữ hồ sơ. Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội phối hợp với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn cụ thể thâm canh chè VietGAP cho bà con. Các hộ đã ý thức và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế và nghiêm túc thực hiện quy trình kỹ thuật SX chè VietGAP đúng quy định.

Qua kiểm tra, đánh giá phân tích mẫu đất, mẫu nước, sản phẩm... Quacert đã cấp giấy chứng nhận cho 30 ha SX chè VietGAP. Năm 2014 tuy năng suất chè không tăng nhiều nhưng giá trị của sản phẩm tăng 20 - 30% so với SX đại trà, đồng thời từng bước tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô.

Mô hình áp dụng cơ giới hóa trong SX cũng có nhiều đổi thay. Việc đầu tư cơ giới trong SX nhiều năm qua ít được quan tâm coi trọng, hệ thống chế biến thô sơ lạc hậu, nông dân phần đông chưa đưa được cơ giới hóa vào SX, không được tập huấn đào tạo thường xuyên.

Năm 2014 Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã kết hợp với Cty TNHH MTV Tư vấn đầu tư phát triển chè và cây NLN Phú Hộ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các thiết bị cơ giới áp dụng trong SX, chế biến chè cho hộ tham gia mô hình như máy đốn tỉa, máy sao chè.

dsc-0044091957985
Sản phẩm chè Bắc Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội)

2014 là năm thứ hai trong đề án "SX và tiêu thụ chè an toàn tại Hà Nội giai đoạn 2013-2016", từng bước nâng cao nhận thức của nông dân về quy trình SX chè an toàn, VietGAP, thay đổi cơ cấu giống mới chất lượng cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng chè. Tổng hiệu quả kinh tế của các mô hình trong năm 2014 đem lại 16.568.000.000 đồng.

Diện tích chè thực hiện cơ giới hóa là 60 ha triển khai tại 5 xã, từ tháng 5 đến hết tháng 12/2014. Nông dân đã được sử dụng máy đốn chè chuyên dụng tiên tiến, các vết cắt không giập nát, vì vậy cây chè hồi phục nhanh, tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí SX, đặc biệt giảm công lao động và giá thành sản phẩm. Hiệu quả mô hình cơ giới hóa trong SX chè an toàn cao hơn so với SX đại trà từ 8 - 9 triệu đ/ha.

Mô hình trồng mới, trồng thay thế năm thứ 2 có diện tích 50 ha, triển khai tại 6 xã, từ tháng 5 đến hết tháng 12/2014. Sau 1 năm trồng chè giống mới, qua kiểm tra, theo dõi, đánh giá các mô hình nhận thấy, cây sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thâm canh của các địa phương và đã bắt đầu cho thu hái.

Bên cạnh đó vẫn còn có một số tồn tại như cán bộ, nông dân một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về kỹ thuật, mục đích, ý nghĩa và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc phát triển chè an toàn.

Thành phố chưa có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp đặc thù; đến tháng 12/2013 mới có chính sách, nhưng đến tháng 10/2014 mới có hướng dẫn thực hiện.

Lãnh đạo một số xã chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, ngại khó khăn, chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục nhân dân. Sản phẩm chè an toàn tại các mô hình tuy đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định nhưng việc SX, tiêu thụ sản phẩm chè an toàn chưa thành hệ thống đồng bộ, giá sản phẩm không ổn định đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình...

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.