| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất gắn với thị trường

Thứ Ba 11/02/2014 , 09:56 (GMT+7)

Nói đến vùng SX nguyên liệu tập trung gắn với thị trường tiêu thụ ở Lạng Sơn thì vùng trồng chè huyện Đình Lập được xem là bền vững nhất.

Nói đến vùng SX nguyên liệu tập trung gắn với thị trường tiêu thụ ở Lạng Sơn thì vùng trồng chè huyện Đình Lập được xem là bền vững nhất.

Từ con số 10 ha chè trồng thử nghiệm cách đây 50 năm, đến nay đã phát triển lên 600 ha, mỗi năm SX 500 tấn chè khô các loại, đem lại doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng/năm.

Vùng chè Đình Lập trải khắp từ các xã Lâm Ca, Thái Bình đến thị trấn nông trường với hơn 1.000 hộ gia đình trên địa bàn 26 thôn, bản tham gia trồng chè thu hút khoảng 2.000 lao động. Tất cả những diện tích chè cơ bản đã được Cty CP Chè Thái Bình thu mua thông qua hợp đồng tiêu thụ.


Cánh đồng mẫu lớn SX chè ở Đình Lập

Những giống chè Ngọc Thúy, Bát Tiên, Ô Long Thanh Tâm... qua chế biến tại chỗ bằng công nghệ tiên tiến đã tạo nên các sản phẩm hảo hạng, không chỉ khẳng định được thương hiệu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Nhờ mô hình liên kết tiêu thụ này, đời sống của người trồng chè đã được nâng cao, tạo thêm việc làm mới cho hàng ngàn người dân với thu nhập ổn định. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, có xe máy, ô tô và mua sắm được các đồ gia dụng đắt tiền, xây dựng nhà cửa khang trang. Cũng từ cây chè, người dân có điều kiện đóng góp tiền, của để phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.    

Bên cạnh vùng chè, vùng SX cây thuốc lá của huyện Bắc Sơn những năm trước kia SX chưa bền vững, bởi liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng tranh mua, tranh bán. Trước thực trạng đó, huyện Bắc Sơn đã lựa chọn và ký kết nguyên tắc đầu tư và thu mua sản phẩm trong thời hạn 2 - 5 năm. Đồng thời phân vùng đầu tư cho doanh nghiệp.

Căn cứ các vùng được giao, các doanh nghiệp ký kết cụ thể phương thức hợp tác SX với từng hộ gia đình, trong đó bao gồm cả cung ứng vật tư, chuyển giao TBKT và tiêu thụ sản phẩm. Mọi quá trình đều có sự giám sát, quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Từ đó tạo nên vùng SX nguyên liệu bền vững, hiệu quả.


Sơ chế chè nguyên liệu tại Cty Chè Thái Bình (Đình Lập, Lạng Sơn)

Theo ước tính, năm 2013 diện tích thuốc lá của toàn huyện lên đến 2.600 ha, sản lượng khoảng hơn 6.000 tấn, giá trị tương đương 250 tỷ đồng. Vùng SX này hằng năm đóng góp cho ngân sách huyện hơn 20 tỷ đồng, chiếm tới trên 70% tổng thu ngân sách. Đó là điển hình đầu tư SX nguyên liệu tập trung và có thể coi đây là những cánh đồng mẫu lớn điển hình. Trên cánh đồng lớn này có thể nhận thấy rõ nét mối liên kết “4 nhà” và canh tác đồng loạt, dễ dàng áp dụng cơ giới hóa.

GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn, bà Lê Thị Thanh Nhàn cho biết, chỉ đạo của ngành trong năm 2013 là phấn đấu mỗi huyện thực hiện thí điểm từ 1 - 2 mô hình, bởi tính chất vẫn chỉ là mô hình mẫu nên còn nhiều hạn chế. Nhưng khi đã khẳng định được sự thành công, cũng như xác định được quy mô cánh đồng lớn, bước sang năm 2014 chủ trương chung là nhân rộng cánh đồng mẫu lớn thành cánh đồng lớn.

Như đã xác định từ khi triển khai, với đặc thù của mình, Lạng Sơn sẽ không giới hạn cánh đồng lớn trong SX lúa mà xác định với các loại cây thế mạnh. Hiện Sở đã tiến hành khảo sát và lập danh sách các loại cây thế mạnh cho từng địa phương. Xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.