| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lúa khỏe re nhờ cơ giới hóa

Thứ Hai 04/06/2018 , 14:35 (GMT+7)

Mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang (do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chủ trì thực hiện) có thể sẽ là tương lai của nông nghiệp miền Bắc.

11-54-56_dsc_3370
Mô hình thâm canh và ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, giúp nâng cao giá trị sản phẩm

Nông dân hai thôn Trung Sơn và Quế Sơn (xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa) đã trải qua một vụ sản xuất lúa chưa từng có trong tiền lệ. Ông Nguyễn Văn Tuyền (chủ hộ trồng lúa ở thôn Trung Sơn) chia sẻ: Thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, khi người ta tất bật múc bùn gieo mạ, cấy lúa thì gia đình ông vẫn thong dong “ăn chơi nhảy múa” như thường. Bởi, công việc nặng nhọc đó đã có tổ dịch vụ nông nghiệp lo hết. Mỗi sào, chủ ruộng chỉ cần bỏ ra 150.000 đồng (gieo mạ) và 150.000 đồng (cấy máy).

Giống lúa được sử dụng là Thái Bắc 1789 (còn được gọi với tên khác là Đại Đồng) có chất lượng gạo tốt, cơm dẻo và mùi thơm nhẹ. Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm của mô hình (diện tích 55ha). Giá 1kg thóc Đại Đồng tươi thương phẩm bằng 1kg lúa Khang dân 18 khô (tương đương giá thóc sẽ cao hơn khoảng 1.200 đồng/kg). Nếu xảy ra thiệt hại, Cty sẽ bồi thường cho bà con bằng năng suất, sản lượng bình quân của lúa Khang dân 18.

Ông Nguyễn Xuân Hạ, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Sơn, chia sẻ: Thôn Quế Sơn đã hoàn thành dồn điền đổi thửa nên rất thuận lợi để ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, bà con mới chỉ thuê dịch vụ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và làm đất. Và, cũng chẳng ai cung ứng dịch vụ mạ khay máy cấy vì nông dân nghĩ cấy máy không năng suất bằng cấy tay.

"Từ khi Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông đưa máy cấy về xã, chúng tôi đã thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp để cử đi học lớp tập huấn quy trình sản xuất mạ khay, vận hành máy cấy. Thời gian đầu, các thành viên trong tổ dịch vụ còn bỡ ngỡ. Nông dân làm nền đất chưa chuẩn nên xảy ra xảy ra khó khăn bước đầu. Tuy nhiên, suốt quá trình vừa làm vừa điều chỉnh, đến nay mô hình đã thành công mĩ mãn. Năng suất lúa bình quân trên 2,5 tạ/sào, trong khi năng suất lúa Khang dân 18 (được cấy đại trà vào vụ xuân tại xã Thái Sơn chỉ đạt khoảng 2,3 tạ/sào)", ông Hạ chia sẻ.

Trưởng thôn Quế Sơn Nguyễn Văn Mỳ khẳng định: Vì giống lúa Đại Đồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là bệnh đạo ôn, khô vằn trong vụ xuân nên bà con không cần phun thuốc bảo vệ thực vật. Đây cũng là giống lúa chịu thâm canh cao, thực tế bà con phải bón nhiều phân hơn so với các giống lúa khác mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây.

11-54-56_dsc_3390
Ảnh: M.P

Tuy nhiên, năng suất lúa lại vượt trội. Thân cây lúa cứng nên chống đổ rất tốt trước mưa gió lớn vào thời điểm bông đỏ đuôi. Dù chưa được ăn thử cơm, nhưng nhìn kiểu hình hạt gạo thon dài, trắng trong, bà con đoán chắc chắn đây là giống lúa chất lượng. Mặc dù Cty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang vận động bà con đăng ký bán lúa, nhưng không ai muốn bán. Hiện bà con đã đăng ký mua thêm khoảng 6 tạ thóc giống Đại Đồng để gieo cấy tiếp vụ mùa.

Theo ông Đàm Quang Minh (Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông): Chi phí tất cả các khâu từ ngâm ủ giống, gieo mạ, phòng trừ sâu bệnh trên mạ và cấy lúa chỉ mất 150.000 đồng/sào, rẻ hơn một nửa so với giá công lao động thủ công. Khâu thu hoạch lúa sử dụng máy gặt đập liên hợp cũng tiết kiệm được khoảng 150.000 đồng/sào. Nếu cộng với chi phí chênh lệch giá thóc (cao hơn khoảng 1.200 đồng) và năng suất lúa (cao hơn khoảng 6 tạ/ha) so với giống Khang dân 18, thì nông dân thu lãi chênh lệch khoảng 500.000 đồng/sào (tương đương khoảng 14 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bắc Giang đánh giá: “Đây là mô hình điển hình về nâng cao giá trị gia tăng trong thâm canh lúa cần được nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, để làm được điều này thì nhà nước hoặc địa phương phải có chính sách hỗ trợ thời điểm ban đầu.

Một số ý kiến của thành viên tổ dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Sơn cho rằng, việc đầu tư mua máy cấy là khá lớn, trong khi thời vụ gieo cấy lại ngắn. Việc thu hồi vốn sẽ chậm. Cần có cơ chế hỗ trợ để nâng giá dịch vụ mạ khay máy cấy lên khoảng 200.000 đồng/kg, qua đó khuyến khích các HTX, nông dân cung ứng dịch vụ này.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm