| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, lợi nhuận tăng trên 40%

Thứ Sáu 14/06/2024 , 05:47 (GMT+7)

HẬU GIANG Nhiều nông dân Hậu Giang tham gia chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận trên 42%.

Nông dân tận dụng chất thải gia súc để nuôi trùn quế, ủ phân hữu cơ, giúp giảm chi phí ở chuỗi chăn nuôi tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân tận dụng chất thải gia súc để nuôi trùn quế, ủ phân hữu cơ, giúp giảm chi phí ở chuỗi chăn nuôi tiếp theo. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang được cấp kinh phí thực hiện mô hình “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” giúp nông dân phát triển sinh kế bền vững về kinh tế và môi trường. Địa bàn triển khai gồm 7 đơn vị là huyện Vị Thủy, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành A, thị xã Long Mỹ và TP Vị Thanh.

Kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang phụ trách mô hình cho biết: “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” gồm nhiều đối tượng cây trồng, vật nuôi như bò, dê, heo, cá, lươn, ếch, gà, vịt, trùn quế, cỏ voi, cây ăn trái, rau màu, cây kiểng… Tùy vào điều kiện, hộ dân tham gia có thể chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhưng phải đảm bảo quy trình tuần hoàn, tận dụng tối đa phế, phụ phẩm để làm nguyên liệu đầu vào cho đối tượng tiếp theo.

Nông dân Hậu Giang tận dụng phân hữu cơ ủ từ chất thải gia súc để trồng cỏ, thu hoạch cỏ làm thức ăn xanh phục vụ lại cho chăn nuôi, tạo chuỗi tuần hoàn khép kín. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân Hậu Giang tận dụng phân hữu cơ ủ từ chất thải gia súc để trồng cỏ, thu hoạch cỏ làm thức ăn xanh phục vụ lại cho chăn nuôi, tạo chuỗi tuần hoàn khép kín. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó, nông dân tận dụng phân heo, bò, dê để nuôi trùn quế, ủ biogas, ủ phân hữu cơ; thu hoạch trùn quế làm thức ăn cho thủy sản, chăn nuôi gia cầm, phân hữu cơ bón cho cây trồng; tận dụng trái cây không đạt chuẩn (mít bị đen xơ) cho dê, cá ăn… Nhờ đó, giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất.

Theo đánh giá, mô hình “Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn” có tính bền vững, với sự kết hợp giữa đầu vào và đầu ra, tận dụng chất thải làm nguyên liệu đầu vào nhằm làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận.

Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên đối tượng chính là bò đạt 16%, dê gần 29% và heo trên 42%. Tuy nhiên, do bò là gia súc lớn, thời gian sinh sản tương đối dài, lợi nhuận sẽ đạt hiệu suất cao từ lứa thứ 3 trở đi.

Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn còn giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường tốt hơn, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm
Tây Ninh phát triển bò thịt chất lượng cao: [Bài 1] Nâng tầm vóc, chất lượng nhờ tinh bò ngoại

Nổi tiếng bò thịt, Tây Ninh đã thụ tinh nhân tạo từ giống bò ngoại ưu việt giúp từng bước cải tạo giống, nâng cao tầm vóc, phát triển đàn bò bền vững.

Yêu cầu địa phương đang có dịch không để phát sinh ổ dịch mới

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương đã và đang có dịch bệnh động vật không để phát sinh ổ dịch mới, không để dịch bệnh dai dẳng kéo dài.

Một thôn thu trên 21 tỷ đồng từ cây dứa

HÀ NỘI Từ các vùng đồi chuyên canh sắn, sau chuyển đổi sang trồng dứa, nông dân thôn Yên Thịnh đã tăng thu nhập gấp 5 lần so với cây trồng cũ.

Trẻ hóa vùng bưởi già cỗi

Nhiều vườn bưởi bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ của nông dân tỉnh Vĩnh Long đã phục hồi, phát triển tốt, cho năng suất cao nhờ áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.