| Hotline: 0983.970.780

Phòng từ xa, từ sớm dịch tả lợn châu Phi

Thứ Hai 03/10/2022 , 17:01 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Từ đầu năm 2022 đến nay, với tinh thần chủ động phòng từ xa, từ sớm, Thái Nguyên không để xẩy ra ổ dịch tả lợn châu Phi nào.

Tâm thế không lơ là

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 250 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn với số lượng dao động  khoảng hơn 600.000 con, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2021, đạt trên 90% kế hoạch năm 2022. Các trang trại tập trung nhiều ở các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ và Phú Lương. Đa phần các cơ sở chăn nuôi thực hiện theo chuỗi giá trị, chăn nuôi công nghiệp tạo chuỗi cung ứng trên thị trường.

167a4be421bde6e3bfac

Trại lợn giống đảm bảo vệ sinh thú y. Ảnh: Toán Nguyễn.

Mặc dù có số lượng trang trại rất lớn, trải rộng, nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không ghi nhận bệnh dịch xảy ra trên đàn lợn. Để có được kết quả này, UBND tỉnh Thái Nguyên và ngành chuyên môn đã thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu chính quyền địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp và người chăn nuôi tăng cường phòng, chống dịch..

Với tâm thế không được lơ là, chủ quan với dịch tả lợn châu Phi, phải có biện pháp phòng từ xa, từ sớm để tránh dịch bùng phát trở lại, UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các lực lượng, nhất là công an, quản lý thị trường phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, ngăn chặn hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu; không để xảy ra tình trạng vận chuyển trái phép từ các tỉnh đang có dịch bệnh vào địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

862cfbb891e156bf0ff0

Hiện nay, hầu hết các trại chăn nuôi của Thái Nguyên đã khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Lê Đắc Vinh , Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên thông tin: Tỉnh Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu trong năm 2022 không để các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với đàn vật nuôi xảy ra trên diện rộng. UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cho cơ quan tham mưu về phòng, chống dịch là Sở NN-PTNT.

Các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ phải thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn; hướng dẫn áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; nâng cao ý thức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất…, qua đó xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Nâng cao nhận thức người chăn nuôi

Tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường thông tin, tuyên truyền, thường xuyên tới tận cơ sở kiểm tra, nhắc nhở, qua đó giúp nhận thức của người chăn nuôi ở Thái Nguyên được nâng cao rõ rệt. Cơ bản các chuồng trại được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn, khép kín và cách biệt với bên ngoài. Điều đó đã giúp việc phòng dịch hiệu quả. Điều này được thể hiện bằng việc Thái Nguyên không có ổ dịch tả lợn châu Phi nào xuất hiện từ đầu năm 2022 đến nay.

a5b3882be272252c7c63

Xe vận chuyển lợn và thức ăn chăn nuôi được phun khử trùng tại các điểm trung chuyển. Ảnh: Toán Nguyễn.

Anh Nguyễn Văn Tùng, chủ cơ sở chăn nuôi lợn ở huyện Phú Bình cho biết: Do giá trị đàn lợn lên đến cả tỷ đồng, vì vậy công tác phòng, chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi xuống mức thấp nhất.

Trang trại không cho phép công nhân được đi ra ngoài, mà phải ăn ở thường xuyên ở trong trang trại. Công nhân chỉ ra ngoài nếu có việc thật sự cần thiết, hoặc nghỉ theo chế độ, khi quay về phải tắm rửa, sát khuẩn, khử trùng theo đúng quy định để tránh việc truyền nhiễm dịch bệnh từ nơi khác về. Công nhân ra vào khu chăn nuôi phải mặc đồ bảo hộ và phải được sát khuẩn.

Ngoài ra, để làm tốt công tác phòng dịch, ngay cả những người quản lý ở các trang trại chăn nuôi lợn cũng hạn chế tối đa vào chuồng nuôi, chủ yếu giám sát qua hệ thống camera. Việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vận chuyển con giống vào trại và lợn thành phẩm ra ngoài được bố trí tại một nơi trung chuyển, xe của các nhà cung cấp hoặc đối tác dừng tại đây, chứ không được phép vào trại.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.