| Hotline: 0983.970.780

SNRM - Khai mở hướng quản lý rừng bền vững

Thứ Ba 08/12/2020 , 09:31 (GMT+7)

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) đã trải qua hành trình hơn 5 năm, giúp hàng chục nghìn người dân hưởng lợi.

Tuần tra bảo vệ rừng ở tỉnh Lai Châu. Ảnh: SNRM.

Tuần tra bảo vệ rừng ở tỉnh Lai Châu. Ảnh: SNRM.

Vì tương lai xanh của Việt Nam

Dự án SNRM là một dự án hợp tác kỹ thuật do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, thực hiện phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và 5 tỉnh gồm Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu và Lâm Đồng. Khung thời gian thực hiện dự án là từ năm 2015 đến năm 2021. Hôm nay (27/11), Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị tổng kết SNRM tại Hà Nội.

Kể từ khi thực hiện vào tháng 8/2015, dự án đã triển khai nhiều hoạt động như hỗ trợ xây dựng Luật Lâm nghiệp và các văn bản chính sách quan trọng khác, hỗ trợ kết nối đầu tư tư nhân, xây dựng hệ thống theo dõi diễn biến rừng và hệ thống giám sát đa dạng sinh học, thúc đẩy thực hiện REDD+ và cải thiện sinh kế của người dân địa phương.

Để bảo vệ diện tích rừng, dự án đã hỗ trợ thành lập 55 tổ tuần tra rừng cấp thôn bản bảo vệ rừng tại 4 tỉnh Tây Bắc. Trong đó đưa ra các quy chế bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức của người dân.

Chỉ tính riêng diện tích rừng được cấp thôn bản quản lý tại các xã mục tiêu của dự án SNRM đã lên tới hơn 13.000ha; tổng diện tích trồng rừng là 375ha. Các giống cây bản địa được cấp miễn phí cho người dân trồng rừng như thông, xoan ta, giổi, trám trắng vừa lấy gỗ vừa cho quả đã sinh trưởng tốt.

Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân tham gia dự án SNRM kỹ thuật trồng thông đạt hiệu quả cao. Ảnh: SNRM.

Cán bộ kiểm lâm hướng dẫn người dân tham gia dự án SNRM kỹ thuật trồng thông đạt hiệu quả cao. Ảnh: SNRM.

Chủ tịch UBND xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La chia sẻ rằng: “Trước đây, UBND xã loay hoay tìm hướng đi cho sản xuất nông nghiệp bền vững trên diện tích đất dốc”. Thế rồi, dự án SNRM đã hướng dẫn bà con trồng cây ăn quả từ canh tác nương rẫy và giảm xói mòn bằng cách trồng các băng cỏ phục vụ mục đích chăn nuôi.

Các giống cây xoài, sơn tra, vải thiều, cà phê, nhãn và mận được trồng trên đường đồng mức xen với các loại cây trồng hàng năm (ngô, sắn, lạc) với diện tích 20ha đã giúp 70 hộ gia đình nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ cộng đồng thôn bản và người dân xã Mường Giôn trồng 95ha thông, tỷ lệ cây sống lên tới 99% (trong khi phương thức canh tác truyền thống của bà con chỉ đạt tỷ lệ sống bình quân 86%).

Hỗ trợ hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

Ngành lâm nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời giữ vai trò then chốt giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo sự chính xác, ổn định và chắc chắn của dữ liệu diễn biến rừng là vấn đề rất quan trọng.

Cùng với ứng dụng di động, dự án SNRM đã phát triển và cung cấp một ứng dụng phát hiện biến động rừng sử dụng ảnh vệ tinh, áp dụng công nghệ điện toán đám mây, có thể theo dõi diễn biến rừng gần với thời gian thực.

Dự án SNRM cũng đã phối hợp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường - Bộ TN-MT) thu thập dữ liệu loài từ 36 vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Dự án SNRM cũng đã phối hợp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường - Bộ TN-MT) thu thập dữ liệu loài từ 36 vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Dữ liệu thực địa về diễn biến rừng được đo đếm và báo cáo bằng ứng dụng di động và máy tính bảng được gửi lên và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu trung tâm Hệ thống theo dõi diễn biến rừng, là cơ sở dữ liệu quốc gia chính thức về rừng ở Việt Nam.

Đến nay, sáng kiến này của dự án đã và đang được vận hành tại 16 tỉnh trên cả nước, qua đó giảm thiểu chi phí đo đếm và báo cáo diễn biến rừng hàng năm.

Bên cạnh đó, dự án SNRM cũng đã phối hợp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường - Bộ TN-MT) thu thập dữ liệu loài từ 36 vườn quốc gia, khu bảo tồn đại diện cho các hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và hệ sinh thái biển quan trọng nhất Việt Nam. Tổng số khoảng 65.000 bộ động vật lưỡng cư và thực vật đã được thu thập và lưu trữ trong hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học (NBDS).

TS Nguyễn Xuân Dũng, phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, cho biết: “NBDS là nguồn thông tin quan trọng để hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học”.

Để người dân giàu lên nhờ rừng

Ở các xã thí điểm, dự án SNRM đã hỗ trợ người dân địa phương trong khâu tiếp thị sản phẩm của các hoạt động sinh kế, vốn không được trú trọng nhiều. Ngoài ra, dự án cũng tổ chức các hộ tham gia theo nhóm có chung sở thích hoặc nhóm hộ sản xuất để hạn chế tình trạng sản xuất, tiếp thị nhỏ lẻ, phân tán.

Dự án đã hỗ trợ 10.022 hộ gia đình thực hiện 31 hoạt động phát triển sinh kế tại 4 xã thí điểm, bao gồm trồng rau, nuôi ong, trồng cỏ, trồng cây ăn quả, hoạt động nông lâm kết hợp, bếp cải tiến, lắp đặt hầm biogas.

Điển hình như tại Lai Châu, dự án đã hỗ trợ 4 tổ hợp tác trồng dưa hấu gồm 46 hộ tham gia thông qua việc thiết kế nhãn dán trên quả; xây dựng các điểm bán hàng ven đường, biển giới thiệu sản phẩm... Nhờ đó, thu nhập ròng từ mô hình dưa hấu đạt khoảng 15 triệu đồng/1.000m2, cao hơn khoảng 5 lần so với các hộ không tham gia dự án.

Ông Phạm Vũ Thắng, Giám đốc Dự án SNRM (Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT) chia sẻ: “Đa dạng hóa loại hình canh tác được đánh giá là lợi ích thiết thực để người dân tham gia vào các hoạt động bảo tồn rừng”. Bởi vậy, tại Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Lâm Đồng) với diện tích hạn chế cho hoạt động sản xuất, dự án SNRM đã lựa chọn nấm hương Shiitake để triển khai mô hình nông nghiệp (vừa phù hợp với mục tiêu sinh lời ổn định, vừa thân thiện với môi trường). Qua đó đem lại lợi nhuận cao cho người dân.

Không dừng lại ở đó, dự án đã làm việc với Công ty TNHH Dalat Econogy, một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực logistics về nông sản và Công ty CP Nguyên Long, chuyên kinh doanh nấm Shiitake có hợp đồng với nông dân, để phát triển chuỗi cung ứng và cải thiện hoạt động sau thu hoạch, bao gồm cả khâu đóng gói sản phẩm.

Cũng tại Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng, để thúc đẩy nông dân canh tác cà phê bền vững, dự án đã hỗ trợ người dân sản xuất và sử dụng phân hữu cơ bằng các nguyên liệu sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu vào, đồng thời cải thiện độ phì nhiêu của đất.

Ông Kơ Sa Ha Dang (thôn Đa Ra Hoa, xã Đa Nhi, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) cho biết: “Tôi đã học cách ủ phân hữu cơ thông qua lớp tập huấn của dự án và chia sẻ kỹ năng của mình với bà con. Phương pháp này giúp cải thiện chất lượng và sản lượng cà phê”.

Dự án đã đạt được những kết quả đáng khích lễ góp phần nâng cao giá trị đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng và tăng độ chê phủ rừng, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng thiên thai, chống biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo tại địa bàn các dự án triển khai. Ngoài ra dự án đã hỗ trợ thúc đẩy chương trình hành động REDD+ cấp tỉnh và cấp Quốc gia, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến khu dự trữ sinh quyển Lang Biang và các chính sách cho ngành.

Từ năm 2015 đến 2020, dự án SNRM đã giải ngân được 257/270,6 tỷ đồng, đạt 95% tổng kế hoạch dự án. Trong đó, vốn nước ngoài gần 231 tỷ đồng, vốn trong nước là hơn 26 tỷ đồng.

Trong một chuyến công tác ở Điện Biên, Chủ tịch Công ty Usui Nouchikusan (Nhật Bản) nhận thấy nhiều sản phẩm tre nứa chưa được tận dụng. Do đó, ông đã đầu tư một xưởng chế biến tre nứa thành các sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp. Tất cả sản phẩm đều được xuất khẩu và bày bán tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, xưởng chế biến sớm gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào. Dự án SNRM đã phối hợp với các địa phương trồng thử nghiệm tre nứa tại Điện Biên để phát triển sinh kế của người dân.

Ông Masaaki Usui chia sẻ: “Hỗ trợ và sự đồng hành của JICA giúp chúng tôi thực hiện nhiều hoạt động, bao gồm nhân giống tre nứa. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động này và công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên ở cấp địa phương”.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.