| Hotline: 0983.970.780

Số cơ sở chăn nuôi lợn đực giống và số lợn đực giống giảm

Chủ Nhật 12/06/2022 , 09:16 (GMT+7)

Quảng Trị Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị, số lợn đực giống phục vụ thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh giảm số với năm 2021.

Số cơ sở chăn nuôi lợn đực giống và số lợn đực giống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giảm so với năm 2021. Ảnh: Võ Dũng.

Số cơ sở chăn nuôi lợn đực giống và số lợn đực giống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giảm so với năm 2021. Ảnh: Võ Dũng.

Kết quả bình tuyển, giám định lợn đực giống làm công tác thụ tinh nhân tạo và kiểm tra chất lượng tinh lợn bán trên thị trường năm 2022 của Chị cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị cho thấy, số cơ sở chăn nuôi lợn đực giống và số lợn đực giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo giảm 3 cơ sở, 13 cá thể. Số lượng liều tinh bán hàng ngày tại các đại lý giảm nhiều so với năm 2021.

Bài liên quan

Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn vẫn chú ý nâng cao chất lượng đàn lợn đực giống; chú trọng nhập mới các cá thể lợn đực giống ngoại có năng suất chất lượng cao; thực hiện nghiêm túc việc loại thải các cá thể không đảm bảo điều kiện phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo.

Nhờ đó, chất lượng liều tinh lợn bán trên thị trường tại các đại lý, các liều tinh cơ bản đảm bảo chất lượng cho công tác thụ tinh nhân tạo  trên địa bàn.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị chỉ còn 3 cơ sở lợn đực giống đang hoạt động là Trạm kỹ thuật giống và truyền giống gia súc Ái Tử (Triệu Phong); Trại truyền giống Mỹ Khuê (Triệu Phong) và Trại lợn đực giống Cam Thành (Cam Lộ).

Các cơ sở này có 39 cá thể lợn đực giống, được đánh giá xếp loại đặc cấp, đạt tiêu chuẩn khai thác tinh phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo năm 2022-2023. Quảng Trị  không ghi nhận cá thể lợn đực giống xếp loại cấp I, cấp II và ngoại cấp.

Ba cơ sở lợn đực giống đã tạm dừng hoạt động gồm Trại truyền giống VAC Long Hưng (Hải Lăng); Công ty TNHH Giang Hiền Quảng Trị và Trại lợn đực giống của Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh.

Chị cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị nhận định, năm 2022 và năm 2023, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức do giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống, trang thiết bị vật tư,… phục vụ chăn nuôi tăng cao; các loại dịch bệnh như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh ở lợn … vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và lây lan diện rộng.

Để thúc đẩy chăn nuôi lợn, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ.

Theo đó, 100% cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh thú y,... phục vụ tốt cho công tác thụ tinh nhân tạo; có đầy đủ các loại Giấy chứng nhận cần thiết do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Bảo vệ Môi trường. Các cá thể lợn đực giống phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra năng suất cá thể đạt yêu cầu mới được khai thác tinh bán ra thị trường. 100% đại lý bán tinh lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản tinh lợn đảm bảo chất lượng phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo trên địa bàn.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.