| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Lộ trình thực hiện IUU còn gặp nhiều vướng mắc

Thứ Hai 03/05/2021 , 13:26 (GMT+7)

Hơn 5 năm qua đội tàu cá tỉnh Sóc Trăng không vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài. Dù vậy việc tuân thủ IUU còn nhiều trở ngại.

Tàu cá khai thác hải sản về cảng cá Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

Tàu cá khai thác hải sản về cảng cá Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh:

Còn vi phạm hành chính

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, quá trình triển khai công tác chống khai thác thủy sản trái phép theo quy định của IUU có thêm quy chế phối hợp giữa UBND Sóc Trăng và các tỉnh Bến Tre, Bình Thuận, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong công tác quản lý, giám sát tàu cá trên ngư trường vùng biển phía Nam nên từ năm 2019 đến nay đã ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài.

Trong tháng 4/2021 Sở NN-PTNT vừa qua tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức thực hiện 2 cuộc tuần tra, kiểm tra, giám sát tàu cá trên biển với trên 50 phương tiện trong và ngoài tỉnh. Tỉnh lập 9 biên bản làm việc về việc không mang theo thủ tục thủ hành chính, không có bằng thuyền trưởng tàu cá theo đúng quy định và lập 3 biên bản vi phạm hành chính, đề nghị ra quyết định xử phạt hành chính.

Bên cạnh đó, Tổ IUU phối hợp Ban Quản lý Cảng cá Trần Đề và Trạm Kiểm soát Biên Phòng Trần Đề lập 2 Biên bản làm việc đối với 2 trường hợp chủ tàu cá không nộp Nhật ký khai thác thủy sản theo quy định, chuyển Thanh tra chuyên ngành xử lý. Tổ IUU còn phối hợp với Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Đồn biên phòng Trung Bình tiến hành lập biên bản 2 tàu cá vi phạm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp  theo IUU (tàu cá BV-93357-TS, BV-93358-TS, chủ tàu Trà Minh Tuấn). Chủ tàu cá tự ý tháo gở thiết bị giám sát hành trình, đồng thời chuyển cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính 2 tàu cá 8 triệu đồng. Tính đến nay có 5 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU với số tiền 83 triệu đồng.

Tổ kiểm tra IUU kiên quyết không làm thủ tục xuất bến, cập bến và phối hợp với các đơn vị chức năng, địa phương tiến hành lập biên bản chuyển bộ phận Thanh tra chuyên ngành thủy sản xử phạt hành chính theo quy định đối với tàu cá không lắp thiết bị máy giám sát hành trình, tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình.

Trong thời gian qua, Chi cục Thủy sản và Ban quản lý Cảng cá Trần Đề tỉnh Sóc Trăng tiếp tục thực hiện công tác cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu Vnfishbase. Hằng ngày cập nhật đầy đủ thông tin đăng ký, đăng kiểm và thông tin cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá. Các tàu cá chưa được đánh dấu theo mẫu chuẩn sẽ không được xem xét gia hạn và lập thủ tục đăng kiểm.

Tháo gỡ vướng mắc

Tàu cá khai thác hải sản tỉnh Sóc Trăng thực hiện IUU. Ảnh: HĐ

Tàu cá khai thác hải sản tỉnh Sóc Trăng thực hiện IUU. Ảnh:

Đến nay tỉnh Sóc Trăng có 315/366 tàu lắp thiết bị giám sát hành trình, đạt 86 % kế hoạch. Tỉnh cấp 133 giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lần đầu và hiện có 272/366 tàu cá được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt 74 % kế hoạch. Công tác vệ sinh tại cảng cá được duy trì thường xuyên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn thực phẩm.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật, các quy định có liên quan đến chống khai thác IUU đã được thực hiện thường xuyên. Qua đó đa số doanh nghiệp và chủ tàu cá đã tuân thủ các qui định trong lĩnh vực hoạt động thủy sản.

Tuy vậy, công tác triển khai lắp đặt thiết bị giám sát trên tàu cá của tỉnh Sóc Trăng chưa đảm bảo đúng lộ trình theo quy định (Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ). Do đó Chi cục Thủy sản phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tiếp tục tổ chức 2 đợt gặp mặt trực tiếp với 50 chủ tàu cá chưa lắp máy giám sát hành trình, vận động các chủ tàu cá và cho làm cam kết thực hiện nghiêm việc lắp máy giám sát hành trình trên tàu cá (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo lộ trình của Nghị định 26/2019/NĐ-CP).

Ông Lư Tấn Hòa, Phó Chi Cục Trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho rằng: Việc đối chiếu thông tin VMS khi tàu cá cập, rời cảng hiện còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng tàu cá đã lắp thiết bị giám sát hành trình, nhưng thường xuyên bị mất kết nối. Việc ghi chép nhật ký khai thác hải sản trên biển còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng các chủ tàu cá chưa nộp, nộp trễ nhật ký khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra. Một số ngư dân chủ quan trong hoạt động khai thác hải sản, chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, công tác quản lý, giám sát, theo dõi thường xuyên hoạt động của máy giám sát hành trình trên tàu cá đã ghi nhận nhiều tàu cá khi hoạt đông khai thác hải sản trên biển đã vi phạm vùng khai thác theo giấy phép được cấp. Từ đó gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

Trở ngại hiện nay theo phản ánh các chủ tàu đã lắp đặt máy giám sát hành trình, chi phí khoảng 28 triệu đồng/tàu nhưng gánh nặng là cước phí thuê bao dịch vụ vệ tinh hàng tháng cho máy giám sát hành trình trên tàu cá từ trên 300-370 ngàn đồng/tàu (tùy theo nhà mạng), tính ra khoảng 4-5 triệu đồng/năm. Tỉnh Sóc Trăng có số tàu cá không nhiều. Trong khi một số địa phương khác đang tìm cách tháo gỡ khó khăn, kiến nghị chính sách hỗ trợ ngư dân để thực hiện IUU đạt hiệu quả.

Xem thêm
Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật

HƯNG YÊN Ông Hoàng Văn Hiệp ở xã Việt Hưng (Văn Lâm, Hưng Yên) nuôi 2.500 đôi bồ câu Pháp, mỗi tháng xuất chuồng 2.400 chim thương phẩm, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng.

Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Đưa khoai tây về miền nắng gió

Quảng Bình Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.