| Hotline: 0983.970.780

Sống cũng dở, chết không xong

Thứ Hai 18/10/2010 , 10:13 (GMT+7)

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thực trạng các NLT và những Cty Lâm nghiệp (sau chuyển đổi) cũng không kém phần bi đát so với Yên Bái.

Keo rất được giá nhưng các Cty lâm nghiệp tại Quảng Ngãi đang bế tắc vì khát vốn

Trong các số báo trước, NNVN đã đề cập đến những khó khăn của các lâm trường  phía Bắc mà cụ thể là 7 lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thực trạng các NLT và những Cty Lâm nghiệp (sau chuyển đổi) cũng không kém phần bi đát.

>> Toa thuốc nào cho những NLT bên bờ vực phá sản?
>> Đói vốn

Tiền đâu mà lấy sổ đỏ

Hiện  toàn tỉnh Quảng Ngãi có 4 Cty Lâm nghiệp gồm Cty Lâm nghiệp Sông Re, Cty Lâm nghiệp Trà Tân, Cty Lâm nghiệp Ba Tơ và Cty Nông lâm nghiệp 24/3, trong đó Cty Lâm nghiệp Ba Tơ trực thuộc TCty Lâm nghiệp Việt Nam còn lại là trực thuộc tỉnh. Nhắc đến hoạt động của  các NLT, ông Bùi Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Quảng Ngãi lắc đầu ngao ngán: Từ năm 2003, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đóng cửa rừng, không cho các đơn vị khai thác gỗ tự nhiên nữa. Trong khi đó, hoạt động sản xuất, thu lợi từ hoạt động trồng rừng thì không có gì đáng kể. Vì vậy, các NLT sống rất èo uột. 

Những tưởng điều ông Sơn nói là nghịch lí, bởi Quảng Ngãi có điều kiện đất đai rất tốt, phù hợp với cây keo, năng suất bình quân đạt khoảng 120 – 130m3/ha, thậm chí huyện Ba Tơ là một trong những vùng mà năng suất gỗ keo cao nhất nước lên tới 150 – 170m3/ha, trong khi đó gỗ keo hiện nay rất được giá. Vì vậy, mỗi NLT chỉ cần 3.000 – 5.000ha rừng trồng hẳn là sống khoẻ. Vậy tại sao các NLT vẫn bi đát?

Đem điều này trao đổi với ông Đỗ Kim Bảy, Phó Giám đốc Cty Lâm Nghiệp Sông Re, huyện Ba Tơ, ông Bảy trần tình: Đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa có quyết định chuyển đổi thành Cty TNHH MTV nên vẫn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Cty hiện quản lý 7.347ha rừng và đất rừng, trong đó rừng tự nhiên 4.226ha, còn lại là đất rừng. Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ mà không được “đả động” gì tới, nếu để mất thì chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Không có “bầu sữa mẹ” để tồn tại, chúng tôi đã làm phương án trồng rừng keo trên diện tích rừng sản xuất đã được tỉnh giao. Tuy nhiên, để trồng rừng thì phải có vốn, mà đơn vị chúng tôi tiền không có, chỉ việc lo chạy trả lương cho cán bộ nhân viên Cty đã bở hơi tai rồi thì lấy đâu ra tiền tỷ trồng rừng.

Được biết, trước đây, để kiếm vốn trồng rừng, Cty Lâm nghiệp Sông Re đã xây dựng phương án SXKD và được Ngân hàng ĐT- PT duyệt cho vay với số vốn lên tới 64 tỷ đồng và năm 2007, Cty đã được giải ngân 5,4 tỷ đồng. Có được đồng vốn ban đầu, CBCNV nô nức  phấn khởi đi trồng rừng, kết quả được 750 rừng keo. Tuy nhiên niềm vui chẳng tày gang, bởi phía ngân hàng yêu cầu, muốn vay tiếp, Cty phải có sổ đỏ.

 Để có cái “bùa hộ mệnh” ấy, Cty Lâm nghiệp Sông Re chạy vạy khắp nơi, gõ cửa các cơ quan chức năng xin cấp số đỏ cho toàn bộ diện tích rừng đã được UBND tỉnh giao trước đó. Tuy nhiên, ông Bảy chua chát: Hiện nay tỉnh đã có quyết định cấp sổ đỏ cho đơn vị chúng tôi và cái bìa đỏ ấy cũng đã nằm trên bàn của Sở TN- MT. Thế nhưng để lấy được sổ thì phải nộp tiền thuế sử dụng đất từ năm 2006 – 2010, số tiền lên tới trên 2 tỷ đồng. "Nếu không có ngần ấy nộp vào thì hãy quên chuyện lấy sổ đỏ. Thử hỏi, một đơn vị như chúng tôi, lo ăn từng bữa còn chưa xong thì đào đâu ra số tiền khổng lồ ấy" - ông Bảy chán nản nói.

Làm thuê kiếm sống

Đã rất lâu rồi chúng tôi mới có dịp quay trở lại Cty Lâm nghiệp Trà Tân, vậy nhưng Cty vẫn chẳng có gì đổi khác. Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Cty thở dài: “Hai năm nay, anh em cán bộ Cty chẳng có việc làm, đất rừng thì đầy ra đấy mà đành chịu. Nhìn thiên hạ trồng keo năng suất, giá bán cao mà sốt ruột quá anh ạ”.

Ông Đỗ Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Quảng Ngãi: "Các NLT hoạt động đặc thù, mặc dù là trồng rừng sản xuất, nhưng rõ ràng cũng tạo ra môi trường sinh thái tốt mà cả xã hội cùng được hưởng lợi. Hiện các NLT còn quá khó khăn, do vậy các ngành chức năng cần có chính sách miễn thuế 3 – 5 năm hay cả một chu kỳ trồng rừng ban đầu để các DN lấy được sổ đỏ vay vốn trồng rừng. Nếu không giải quyết được nút thắt này, các NLT rất khó phát triển".
Tìm hiểu chúng tôi được biết, Cty Lâm nghiệp Trà Tân hiện có 6.500ha rừng và đất rừng, trong đó rừng tự nhiên phải bảo vệ là 2.000ha. Còn lại khoảng 4.500ha đất rừng sản xuất tại hai huyện miền núi Tây Trà và Trà Bồng. Nếu Cty Lâm nghiệp Sông Re còn xoay được ít vốn do tiến xây dựng phương trồng rừng sản xuất từ năm 2006, thì Cty Lâm nghiệp Trà Tân do chậm chân, nên đến nay vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng ĐT- PT. Lí do cũng rất giản đơn, vì chưa có sổ đỏ!

Không có vốn để trồng rừng, mà không trồng được rừng thì cũng đồng nghĩa là chết. Chính vì vậy, Cty Lâm nghiệp Trà Tân đã kêu gọi, liên doanh liên kết được với một số doanh nghiệp tư nhân tiến hành trồng trong 3 năm (2006 – 2008) được 800ha rừng keo. Ông Dũng bảo: Vốn của DNTN cũng có hạn nên chỉ trồng được từng ấy là phải ngưng. Hai năm qua anh em chúng tôi chỉ lo chăm sóc bảo vệ ngần ấy diện tích. Để có cái “bùa hộ mệnh” cho việc vay vốn, trong năm 2009 Cty Lâm nghiệp Trà Tân đã làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho toàn bộ diện tích rừng và đất rừng mà Cty đang quản lý, bảo vệ.

Tuy nhiên nhìn tình cảnh của Cty Lâm nghiệp Sông Re, ông Dũng lắc đầu: Nếu phải nộp với số tiền lớn như vậy, chúng tôi cũng đành chào thua cái sổ đỏ ấy. "Không có việc làm, vốn Cty cũng không có, vậy cán bộ “nhịn ăn” à?” - tôi hỏi. “Hiện Cty có 20 cán bộ, mỗi tháng lo trả lương hết 50 triệu đồng, chưa kể đóng bảo hiểm, chi phí đi công tác. Để có tiền trả lương cho anh em, chúng tôi đã tận dụng máy móc sẵn có đi khai thác rừng thuê cho mấy Cty ngoài tỉnh Nghệ An, đồng thời cho DN khác thuê lại nhà xưởng kiếm chút ít" -ông Dũng thật thà kể khổ.

Bên cạnh vất vả kiếm mối xin làm thuê kiếm sống, điều ông Dũng hiện đang lo ngại nhất là, nếu không có vốn để nhanh chóng trồng rừng thì diện tích đất rừng đã được giao  sẽ bị người dân địa phương lấn chiếm. "Đến lúc ấy lo đi giải quyết với người dân cũng đủ chết"- ông Dũng chán nản.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm