| Hotline: 0983.970.780

Sự thật về vacxin Trung Quốc: Nhanh chân với Sinopharm, giờ Mông Cổ nhẹ đầu

Thứ Ba 10/08/2021 , 05:21 (GMT+7)

Khi vài nước còn ngần ngại vacxin Trung Quốc, thì Nga và Mông Cổ đã chớp lấy cơ hội, họ đang là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng.

Một điểm tiêm vacxin Covid-19 ở thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: NYTimes.

Một điểm tiêm vacxin Covid-19 ở thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: NYTimes.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang phải chạy đua để tiêm vaccine Covid-19 hay cố gắng thuyết phục người dân đi tiêm phòng thì tại một khu vực hẻo lánh của Trung Á, Mông Cổ đang gây được tiếng vang toàn cầu với câu chuyện thành công bất ngờ trong nỗ lực này.

Dù Mông Cô là quốc gia dân cư thưa thớt nhất thế giới với một cộng đồng du mục đông đảo, họ đã đánh bại mọi thách thức về mặt địa lý cùng những trở ngại khác để vượt lên trước hầu hết các nước phương Tây về tỷ lệ tiêm chủng toàn dân.

Tính đến ngày 3/8, số liệu thống kê của chính phủ cho thấy 61,1% trong 3,3 triệu dân Mông Cổ đã được tiêm vacxin đầy đủ. Tỷ lệ này cao hơn Anh (56,7% theo số liệu từ trang Our World In Data), Bỉ (58,9%) và Canada (59,5%). Chỉ có một số ít nước như Israel (62,2%), Chile (64,5%) hay Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (70,7%) là đang dẫn trước họ.

Lý do chính dẫn tới tỷ lệ tiêm chủng ấn tượng của Mông Cổ là nhờ áp dụng một chính sách ngoại giao khôn ngoan, giới chuyên gia nhận định. Hồi đầu năm, chính phủ Mông Cổ đã sẵn sàng chấp nhận những lời đề nghị cung cấp vacxin giá rẻ từ hai quốc gia nằm ở phía bắc và phía nam là Nga và Trung Quốc.

Trong khi không ít nước vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của vacxin Sinopharm Trung Quốc hay vacxin Sputnik V của Nga, chính phủ Mông Cổ vui vẻ chấp nhận chúng. Nếu chọn phương án chờ đợi vacxin từ sáng kiến Covax, như nhiều quốc gia thu nhập thấp khác, thì đến năm 2022 hoặc xa hơn họ mới có thể đạt đến tỷ lệ tiêm chủng như hiện nay.

Là một đất nước của thảo nguyên, núi non hiểm trở và sa mạc Gobi cằn cỗi, người Mông Cổ luôn tự hào về tinh thần chiến binh của các nhà lãnh đạo thời xưa mà tiêu biểu là Thành Cát Tư Hãn. Dân số Mông Cổ chỉ bằng 1/3 dân số thủ đô London, Anh nhưng lại phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn có diện tích bằng Pháp, Tây Ban Nha và Đức cộng lại.

Mông Cổ đã phải áp dụng một chiến lược cân bằng và khéo léo để đảm bảo rằng cả Bắc Kinh và Moscow đều cung cấp vacxin cho họ ngay từ giai đoạn đầu. Mông Cổ là một nước đệm giữa hai gã khổng lồ hạt nhân và họ thực sự giàu kinh nghiệm trong việc tận dụng thế cạnh tranh giữa hai láng giềng.

Hồi tháng hai, việc chính phủ Mông Cổ công khai mua một triệu liều vacxin Sputnik V của Nga đã thúc đẩy Trung Quốc nhảy vào cung cấp cho họ 4,5 triệu liều vacxin Sinopharm. Mông Cổ cũng nhận được tài trợ vacxin từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và từ chính phủ Ấn Độ.

Kerry Brown, chuyên gia từ Đại học Hoàng gia London, thành công của chiến dịch vacxin phản ánh khả năng đọc bối cảnh chính trị sắc sảo cũng như tâm lý cảnh giác của Mông Cổ trước nguy cơ lây nhiễm từ Trung Quốc.

“Người Mông Cổ có kinh nghiệm lâu đời trong việc ứng xử với Trung Quốc. Họ gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với người hàng xóm hùng mạnh nhưng cũng muốn bảo vệ mình”, Brown đánh giá. “Tiêm phòng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi họ nhận thức được rõ ràng rằng tình hình dịch bệnh của Trung Quốc có thể xấu đi bất cứ lúc nào”.

Bất chấp thành công của chương trình vacxin, Mông Cổ vẫn không thể ngăn chặn một đợt sóng gia tăng ca nhiễm trong mùa hè. Tuy nhiên, tình hịch dịch không đến mức quá bi quan. Sau khi dịch bệnh được công bố lần đầu tiên, Mông Cổ đã trải qua 10 tháng không ghi nhận ca nhiễm nội địa nào. Họ hiện báo cáo hơn 167.000 ca nhiễm và 827 trường hợp tử vong, song giới chức cho biết 96% số ca tử vong là ở những người chưa tiêm vacxin hoặc mới chỉ tiêm một mũi.

Trước những nghi vấn về tính hiệu quả của vacxin, giới chức y tế Mông Cổ nhấn mạnh đợt bùng phát mới nhất bắt nguồn từ nhóm người trẻ tuổi và các nhóm chưa được tiêm chủng kết hợp với tâm lý tự mãn khi đất nước từng ngăn chặn thành công virus. Cùng với sự xuất hiện của biến chủng Delta và những biến chủng khác, các yếu tố trên được coi là quan trọng hơn so với những thiếu sót có thể có của vacxin Trung Quốc.

“Dựa vào các phân tích của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy vacxin Sinopharm đã giảm tỷ lệ tử vong đến 94% và có hiệu quả 74% đối với những người đã tiêm đủ số mũi so với người mới chỉ tiêm một mũi”, Batbayar Ochirbat, cố vấn cho Bộ Y tế Mông Cổ, chia sẻ với Nikkei Asia.

Nhà nghiên cứu bệnh học lâm sàng Chimedtseren Soodoi lưu ý vacxin Trung Quốc không khác với bất kỳ loại vacxin nào trong lịch sử. “Nếu bạn nghi ngờ về hiệu quả của vacxin này, bạn sẽ nghi ngờ về hiệu quả của những vacxin trước đó đã chữa khỏi bệnh sởi, bại liệt và nhiều bệnh khác”, ông nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.