| Hotline: 0983.970.780

Supe lân Lâm Thao giúp cây trồng tại Nhật Bản vượt qua mùa đông băng giá

Thứ Bảy 07/10/2023 , 11:37 (GMT+7)

Ngày 4/10/2023, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã xuất 75 tấn supe lân sang Nhật Bản giúp cho cây trồng ở đây vượt qua mùa đông băng giá.

Mùa đông khắc nghiệt ở Nhật, nhiều hồ nước cũng bị đóng băng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mùa đông khắc nghiệt ở Nhật, nhiều hồ nước cũng bị đóng băng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tôi lại nhớ cuộc đi Nhật Bản năm 2014 cùng các cán bộ công ty do ông Nguyễn Duy Khuyến - Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hồi đó làm trưởng đoàn, nhớ kiểu cúi đầu rạp người đầy trọng thị và khiêm tốn của các đối tác Nhật. Cả thế giới khâm phục người Nhật ở chỗ quốc gia có diện tích 377.967km2 nhưng đồi núi chiếm tới 75%, đất đai xấu, khí hậu khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp phát triển tới mức không chỉ góp phần nuôi sống 137 triệu người mà còn xuất khẩu đi khắp các nước.

Nông sản Nhật không chỉ đơn giản là đồ ăn, thức uống mà nó còn là niềm ước ao, là thể hiện đẳng cấp khi sử dụng với những đỉnh cao về chất lượng như trà, bò Kobe, nho sữa, táo Fuji…Giá của chúng thường bán giá gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với sản phẩm cùng loại của nước nông nghiệp phát triển khác như Mỹ, Úc. 1 kg bò Kobe ngang giá với cả 1 con “bò cóc” ở Việt Nam.

Hàng chuẩn bị lên đường. Ảnh: Lâm Thao.

Hàng chuẩn bị lên đường. Ảnh: Lâm Thao.

Sản xuất nông sản mang tính đặc sản, giá trị cao như thế nên người Nhật ngoài canh tác tỉ mỉ theo một quy trình nghiêm ngặt còn rất kỹ tính trong việc chọn lựa những nguyên liệu đầu vào. Thế mà liên tiếp nhiều năm Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với thương hiệu “3 nhành cọ xanh” đã dần trở nên quen hơn trên thị trường Nhật, được nông dân Nhật tin tưởng sử dụng.

Lâm Thao bắt đầu xuất hàng sang Nhật từ khoảng năm 2010 tới nay với đều đặn mỗi năm khoảng 500-1.000 tấn sản phẩm. Lúc đầu, đã mấy lần NPK 5.10.3 Lâm Thao được xuất sang vùng Hokaido của Nhật để bón cho cây khoai tây, củ cải đường…, hiệu quả tốt tuy nhiên do chi phí vận chuyển khá cao nên thành ra khó cạnh tranh. Nhưng thị trường Nhật lại đặc biệt ưa chuộng supe lân Lâm Thao.

Tại sao Nhật buộc phải nhập supe lân Lâm Thao? Bởi liên quan đến nguyên liệu sản xuất ra nó là quặng apatit. Trên thế giới chỉ có một số nước như Ma Rốc, Việt Nam và Trung Quốc có mỏ quặng apatit chất lượng cao. Thêm vào đó, công nghệ sản xuất supe lân của Lâm Thao lại an toàn, đáp ứng được những tiêu chuẩn cao về độ an toàn của người Nhật. Do mùa đông ở Nhật rất khắc nghiệt nên họ cần đến supe lân Lâm Thao để bón cho mặt cỏ sân golf hay cây dưa, táo... Ngoài vấn đề cung cấp dinh dưỡng, supe lân Lâm Thao còn giúp cho cây trồng tăng sức chống chịu với mùa đông băng giá.

Hàng chuẩn bị lên đường. Ảnh: Lâm Thao.

Hàng chuẩn bị lên đường. Ảnh: Lâm Thao.

Theo anh Trần Đại Nghĩa-Trưởng phòng Kỹ thuật của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trước đây người Nhật đặt supe lân tan trong nước phải lớn hơn 13%, dẫn đến hàm lượng P205 hữu hiệu phải trên 17% (gồm cả phần tan trong nước và tan trong axit do rễ cây tiết ra-PV).

Trong khi đó, loại lân mà Lâm Thao đang sản xuất bán cho thị trường nội địa Việt Nam chỉ có hàm lượng P205 hữu hiệu 16%. Dù đơn hàng của Nhật số lượng khá hạn chế, nhưng để đáp ứng Lâm Thao phải mua supe kép về trộn với supe lân của công ty sản xuất để đạt được chỉ tiêu tan trong nước lớn hơn hoặc bằng 13%, lúc đó hàm lượng P205 hữu hiệu đạt trên dưới 20%. Do vậy mà vừa tốn công vừa đội giá thành sản xuất lên cao hơn nhiều so với thông thường.

Là một nhà báo gắn bó với Lâm Thao gần 20 năm, tôi hiểu với những đơn hàng nhỏ, chỉ tiêu chất lượng khác biệt như thế, việc xuất sang Nhật chỉ đạt hiệu quả về mặt thương hiệu rằng công ty đã xuất được sang những thị trường khó tính để nâng vị thế của mình lên, chứ chưa đạt hiệu quả về mặt thương mại.

Gần đây, tôi được biết, sau khi lấy thử lô supe lân Lâm Thao hàm lượng P205 hữu hiệu 16% loại hàng đang bán thông thường ở thị trường nội địa Việt Nam, đối tác Nhật thấy tốt chẳng kém gì mấy, giá lại rẻ hơn hẳn loại đặt riêng với hàm lượng trên 17% nên chấp nhận mua luôn, không chỉ một lô mà là nhiều lô. Theo anh Nghĩa, loại lân này độ tan trong nước 10%, hàm lượng P205 hữu hiệu 16%, từ chất lượng đến mẫu mã bao bì đều giống hệt các lô hàng Lâm Thao vẫn bán ở thị trường nội địa do 2 dây chuyền supe sản xuất.

Với Lâm Thao, chất lượng luôn là một thương hiệu cần phải giữ gìn. Ảnh: Lâm Thao.

Với Lâm Thao, chất lượng luôn là một thương hiệu cần phải giữ gìn. Ảnh: Lâm Thao.

Quan niệm ngày xưa của người Việt cứ cái gì tốt bán ra chợ, cái gì kém gia đình giữ lại dùng, ở phương diện lớn hơn cứ cái gì tốt nhất thì đem đi xuất khẩu, cái gì chất lượng hạn chế hơn thì bán ở thị trường trong nước. Nhưng giờ tình thế đã đổi chiều, hàng sản xuất thông thường cũng xuất khẩu sang được thị trường khó tính như Nhật. Điều đó chứng tỏ chất lượng của phân bón Lâm Thao ngày càng ổn định và được người tiêu dùng không chỉ trong nước mà trên thế giới biết đến rộng rãi và ưa chuộng.

Được biết các sản phẩm phân bón của Lâm Thao thường được làm dư hàm lượng dinh dưỡng so với công thức ghi trên bao bì để trong quá trình vận chuyển, bảo quản, có bị giảm xuống thì vẫn đáp ứng đủ hoặc thừa so với công thức. Đây không phải là một điều gì quá bí mật đối với giới sản xuất phân bón nhưng không phải công ty nào cũng dám làm như thế bởi phải chịu lợi nhuận bớt đi, bởi phải chấp nhận sự chia sẻ với người nông dân một nắng hai sương. Và dường như chỉ có Lâm Thao là làm được tốt nhất những điều đó.  

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm