| Hotline: 0983.970.780

Tấc Đất

Thứ Sáu 07/12/2018 , 13:53 (GMT+7)

Cái tên ấy thật thân thương! Vâng, đó là tên khai sinh của Báo Nông nghiệp Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt tên và viết bài giới thiệu đăng trên số báo đầu tiên ra ngày 7/12/1945.

Báo in khổ lớn 50 cm, ra ngày thứ Sáu hằng tuần, giá bán 7 hào. Trụ sở của báo lúc đó đặt tại 20 Lý Thái Tổ (Hà Nội) do ông Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Kỹ sư Canh nông Hoàng Văn Đức (1918-1996), Giám đốc Nha Nông chính Việt Nam.

13-45-20_tc_dt
Trang Nhất báo Tấc Đất số ra đầu tiên (7/12/1945)

Hơn bảy thập kỷ đã đi qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Can sự, lãnh đạo Bộ NN – PTNT; sự định hướng sát sao của Ban Tuyên giáo Trung ương và sự quản lý của Nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin – Truyền thông một cách có hiệu quả; sự ủng hộ tuyệt đại đa số bạn đọc và các cơ quan, đơn vị trong cả nước; sự cộng tác tích cực của đội ngũ cộng tác viên... đã giúp cho tờ báo suốt chiều dài lịch sử thực hiện nghiêm túc, đúng đắn, chuẩn mực tôn chỉ, mục đích.

Chặng đường 73 năm qua Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tạo dựng nên một thương hiệu, có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, có uy tín trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Những vấn đề báo phản ánh đã toát lên được hơi thở cuộc sống, tâm tư tình cảm của nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; những góc khuất trong đời sống xã hội; những kết quả lao động sáng tạo của người nông dân. Niềm vui của người làm báo chính là từ những điều bình dị đó mà toát lên sự sáng ngời phẩm chất của người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa.

Nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong những lần trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam từng có nhận xét, rất nhiều chuyên đề do báo tổ chức thực hiện khá công phu, trách nhiệm tạo nên sự đồng thuận trong xã hội và cùng cấp ủy, chính quyền địa phương nhìn nhận thấu đáo vấn đề để có biện pháp xử lý đúng đắn trong quá trình lãnh đạo, điều hành phát triển KT - XH.

Có được điều này chính là sự gắn bó với cuộc sống của phóng viên để tác phẩm lột tả được bức tranh đời sống người dân. Chỉ có sự tâm huyết và trách nhiệm, sâu sát với nhân dân từ những chi tiết đời thường giản dị đã “bật” lên những vấn đề nóng bỏng, sâu xa, ở tầm vóc “vĩ mô” mà để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Đây cũng chính là nét riêng, cốt cách riêng của báo Nông nghiệp Việt Nam.

Những gì mà Báo Nông nghiệp Việt Nam hôm nay chính là hồn cốt của tờ Tấc Đất ngày xưa do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng mà tương lai hôm nay chúng ta đang tiếp nối truyền thống vẻ vang đó.

Dù ở giai đoạn lịch sử, thời kỳ nào thì các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức và người lao động của Báo Nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn nỗ lực hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang được giao. Phần thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác, đặc biệt là sự yêu mến, tin tưởng của hàng triệu bạn đọc đã nói lên được tất cả những cố gắng và đóng góp của tờ báo đối với sự nghiệp chung của đất nước.

Nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập báo Nông nghiệp Việt Nam (7/12/1945 – 7/12/2018), cán bộ, phóng viên và người lao động của báo, nguyện không ngừng học tập, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm và làm đạt kết quả tốt, nguyện chung sức đồng lòng quyết tâm xây dựng tờ báo ngày càng vững mạnh, chủ động hội nhập và phát triển.

73 năm trước, ngay sau ngày thành lập Bộ Canh nông (nay là Bộ NN - PTNT), Bộ trưởng Cù Huy Cận đã đến Bắc Bộ phủ, báo cáo với Hồ Chủ tịch về việc xin xuất bản tờ báo làm cơ quan cổ động của Bộ Canh nông. Hồ Chủ tịch đã đồng ý và đặt tên cho tờ báo là Tấc Đất.

Ngày 4/12/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định số 129 thành lập báo Tấc Đất. Ngày 7/12/1945, báo Tấc Đất xuất bản số đầu tiên và đã đăng trang trọng bài viết: “Gửi nông gia Việt Nam” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm