| Hotline: 0983.970.780

Tai họa những quyết định ngẫu hứng

Thứ Hai 20/09/2010 , 07:00 (GMT+7)

Giữa năm 2008, ông T được điều động nắm giữ một chức vụ quan trong tỉnh B. Mọi người nhỏ to trong nhà ngoài phố: ông này tài ba lắm, sẽ đem những tinh hoa tích tụ về giúp dân miền núi thoát nghèo. Ấy vậy mà, đến lúc chuyển đi, ông lại để lại hậu quả lớn “là sự mất mát lòng tin của người dân với cán bộ”.

Người dân ồ ạt đi tìm vàng từ những quyết định ngẫu hứng của ông T.

Giữa năm 2008, ông T được điều động nắm giữ một chức vụ quan trong tỉnh B. Mọi người nhỏ to trong nhà ngoài phố: ông này tài ba lắm, sẽ đem những tinh hoa tích tụ về giúp dân miền núi thoát nghèo. Cán bộ háo hức kiểu cán bộ, người dân bán tôm tép ngoài chợ cũng mừng rỡ. Có người còn so sánh “cán bộ tỉnh này chưa đi khắp xó bếp làm sao mà nhìn xa trông rộng được. Phải có người như ông T, ắt dân ta sẽ sướng”.

>> Rượu chè, bài bạc, con rơi...
>> Chuyện Chủ tịch xin từ chức& Bí thư xã đi xe Lếch - xù
>> Bản ''sớ'' 22 điều& chuyện quan ''rụng'' ở Cộng Hòa
>> ''Bom phân'' & đòn tinh thần
>> Tìm được cán bộ đàng hoàng khó quá
>> Hai mặt lá phiếu, lá đơn
>> Dân mong gì ở cán bộ?

Đúng như lời đồn đại, ngày ông T đến B kéo theo một đoàn tháp tùng gồm 4 "đệ tử", ai nấy đều ăn mặc chỉnh chu bóng lộn, chỉ nhìn vào biết ngay là "giai tầng trên" của xã hội. Thế rồi các vị trí cũng được lắp đặt đúng ý chỉ để phục vụ cho công việc chuyên môn một cách tốt nhất như: thư ký, lái xe, văn phòng; cứ vậy văn bản thẳng đường từ xa mà tiến đến chỗ ông ngay, không còn sợ qua “người lạ” kiểm soát nữa.

Ông T có tài lái xe, khi rảnh một mình lái chiếc xe 7 chỗ, biển số tư nhân đi lượn lờ từ quán cà phê, điểm ăn sáng, khi thì ở nhà hàng sang trọng, lúc khác thì đến điểm cắt tóc gội đầu, vừa để thư giãn nơi phố núi vừa để nắm tình hình địa phương. Ông rất phấn khởi khi nằm gội đầu nghe được các em phục vụ khen về người lãnh đạo mới hào hoa phong nhã chính là mình!

Những ngày nghỉ cuối tuần ông thường lái xe đi khắp các danh thắng của địa phương, hoặc điểm nóng tranh chấp về các mỏ vàng. Ông có sở thích đi du lịch trên hồ Ba Bể, mỗi lần tiệc tùng như vậy đều có lũ lượt đệ tử hầu hạ. Có lẽ ông không hài lòng về việc các nhà hàng ở Ba Bể do mấu ăn không ngon, thế là ông cho nghỉ hẳn một nhà hàng tiếp khách truyền thống mấy chục năm tồn tại ở khu hành chính Vườn quốc gia này cho một đệ tử ruột đảm nhiệm việc tổ chức kinh doanh, nhưng cái chính là để ông yên tâm ăn uống. Cái ngày ông chỉ đạo “bê” nồi cơm của cán bộ và công nhân Vườn quốc gia Ba Bể trước sự sững sờ của quan chức địa phương, cũng vì thế một số nhân viên của Vườn không có việc làm thêm đành phải phiêu dạt khắp nơi kiếm kế sinh nhai.

Ông T có "biệt tài" là nghĩ đến đâu làm đến đó, không cần bàn bạc, ý của ông là tối thượng, miễn bàn. Ông còn chủ động trong mọi công việc, nhất những việc liên quan đến tài chính tiền tệ như: Ngẫu hứng lên là đề xuất cho phép bán đứt luôn trụ sở của Sở nọ tại một vị trí đắc địa nhất tại tỉnh cho một doanh nghiệp (nếu đem ra bán đấu giá thì sẽ cao hơn nhiều), sau đó chuyển toàn bộ cán bộ công nhân viên Sở đó lên nhà khách UBND tỉnh làm việc.
Khi ông nghe người ta nói “BK có suối đãi vàng/ Có hồ ... có nàng áo xanh”, trong lòng ông luôn hừng hực muốn khám phá ngay kho báu nơi này, thế rồi một ngày kia ông cùng các đệ tử khám phá cho bằng được các “suối vàng” đang nằm ở hang cùng hay xó rừng nào đó. Cũng chính vì giấc mơ đào vàng luôn thúc giục, khiến ông ăn chẳng ngon, ngủ chẳng yên nên quên mất công việc chính là phải thường xuyên đi huyện, xuống xã thăm nắm tình hình cơ sở và chỉ đạo công việc, mà cứ lay hoay vào việc nghiên cứu “chia” cho hết 24 mỏ vàng sa khoáng, vàng vỉa đang nằm chềnh ềnh ngoài đồng ruộng và trên các sườn núi.

Thế là ông tự đi thị sát mấy mỏ vàng gần đường nhựa dọc theo quốc lộ, để tận mắt nhìn thấy mỏ vàng hình thù nó ra sao. Thế rồi ông về nằm nghĩ làm sao phải đào lên một cách nhanh nhất, đem lại lợi ích cho “dân” được nhiều nhất. Ông trằn trọc nghĩ mãi rồi cũng ra cái cần làm là “đổi vàng lấy du lịch”. Có lý ở chỗ, nếu nhìn bề ngoài thì ông biết lấy các mỏ vàng ra để “nhử” các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch theo ý tưởng của mình, lại đem về cho người dân nơi rừng xanh này tương lai sán lạn. Sau này khi từng đoàn người ăn mặc chỉnh tề, thơm nứt nước hoa, tiền đô la đầy túi, nối tiếp nhau từ khắp nơi đổ về như trẩy hội, người dân nơi đây cứ “ngồi mát ăn bát vàng” thì họ tiếc gì mấy cái mỏ vàng thật kia?

Mới đầu, đám đệ tử vuốt ve cho rằng đây là ý tưởng hay, họ đã vỗ tay xu nịnh cho ông T phấn khởi và hăng hái, phần đông các quan chức có “ngai bệ” thừa biết ông T đang làm sai, nhưng chẳng ai thèm nói, vì họ biết nếu có nói thực lòng sự việc, ông cũng chẳng thèm nghe nên họ bỏ mặc cho ông tự làm tự chịu. Thế là ý tưởng của ông cứ thế được cấp dưới triển khai ầm ĩ khắp các nơi có mỏ vàng và bến bãi chăn trâu thành điểm làm du lịch, nhà nghỉ, kể cả nơi nước ngập úng hàng năm đặc mùi xú uế đều được đặt cho cái tên mỹ miều để doanh nghiệp rót tiền vào xây nhà nghỉ nhằm “lừa” du khách thập phương, những chỗ nằm gữa hồ Ba Bể cần bảo vệ nghiêm ngặt cũng thành dự án du lịch cao cấp.

Khi cán bộ cấp dưới vào cuộc, họ đi đo vẽ bản đồ làm sổ đất làm du lịch có kèm theo cả bản đồ cấp đất đào mỏ vàng cho doanh nghiệp, họ mới ớ người ra, hóa ra chương trình này là đem tiền của nhà nghèo vun đầy cho người giầu chứ đâu phải thu hút tiền của cho dân? Chẳng lẽ tỉnh nghèo B lại dễ dàng dâng hiến cả tài nguyên đất du lịch, đất ruộng và các mỏ vàng quí hiếm cho những người giàu có kia chỉ với lời hứa “làm du lịch” cứ thế mà đến đào bới?

Sự việc vỡ lở, một số cán bộ cấp dưới đã nói quách ra với người dân ngồi trên các mỏ vàng: “Cấp trên sắp thu hồi đất ruộng nào có vàng cho doanh nghiệp làm du lịch vào đào vàng đấy”, thế là người dân ngồi trên các mỏ vàng tại tỉnh B cứ sôi xình xịch, chẳng ai bảo ai họ cứ phá ruộng lúa tìm vàng trước khi phải bàn giao cho doanh nghiệp, nhà nghèo có ruộng đã tìm để liên kết với người có phương tiện thiết bị khai thác vàng, chỉ trong một thời gian ngắn, khắp các hang cùng ngõ hẻm của tỉnh B hễ nơi đâu có mỏ vàng, ở đó có vàng tặc lộng hành. Họ làm công khai, chính quyền đến đuổi, họ trở về nhà, chính quyền rút về họ lại làm bình thường. Hậu quả là nhiều diện tích đất trồng lúa màu dọc các sông suối có vàng bị mất đất gieo cấy vĩnh viễn, đói nghèo vì thế lại quay về với người dân ngồi trên các mỏ vàng.

Một Bí thư huyện ở tỉnh B từng “liều” gửi cả công văn lên tỉnh đề xuất tạm dừng cấp mỏ vàng tại địa phương này cũng thở phào nhẹ nhõm khi biết tỉnh tạm dừng chương trình “đổi vàng lấy du lịch”. Tuy nhiên, vị Bí thư này còn rất băn khoăn không biết đến khi nào hệ lụy do khai thác vàng này mới được giải quyết triệt để, vì chính quyền phải có tiền giúp người dân nghèo khắc phục được mặt bằng đất sản xuất…
Trong lúc bối rối chưa có lối thoát, giữa năm 2010, ông T được điều động đi nơi khác, những người kế cận ông T đã hiểu ra sự việc “dân mất lòng tin cũng từ việc khai thác mỏ vàng”, họ vội ban hành thông báo dừng triển khai “đổi vàng lấy du lịch”. Cán bộ trong tỉnh B rất vui mừng, họ ngồi đâu cũng bàn luận về thông tin này, tiếng lành đồn xa, thế là khắp các hang cùng ngõ hẻm vàng tặc nghe nói dừng họ cũng tự rút hết, chỉ khổ một nỗi chỗ nào lỡ đào ruộng rồi chẳng biết làm thế nào cho nó quay về phẳng phiu như ngày xưa để trồng lúa.

Khi chuyển đi, ông T để lại hậu quả lớn “là sự mất mát lòng tin của người dân với cán bộ”. Chỉ vì một chủ trương sai lệch đã ảnh hưởng lớn đến uy tín người lãnh đạo và bao nhiêu gia cảnh nông dân nghèo tiếp tục lâm vào cảnh khốn khó.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm