| Hotline: 0983.970.780

Tai nạn kinh hoàng

Thứ Năm 28/11/2013 , 10:00 (GMT+7)

Ngày 12/8/2000, K-141 phát nổ dưới lòng biển ngay trước khi khai hỏa các ngư lôi tập trận. Con tàu chìm rất nhanh và không có dấu hiệu sử dụng phao cứu hộ. Khi đó, K-141 không mang theo bất kỳ đầu đạn nào nên không tạo ra mối đe dọa rò rỉ hạt nhân.

K-141 Kursh là chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình, thuộc Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga. Mang tên TP Kursh của Nga, nơi đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất lịch sử vào năm 1943, con tàu từng là niềm tự hào của người Nga trước khi nó gặp sự cố và phát nổ dưới biển Barents ngày 12/8/2000.

>> Trung Quốc khoe ''lực lượng bí ẩn''
>> Thủy thủ với nguy cơ phóng xạ
>> Bí mật tàu ngầm hạt nhân

Sức mạnh của K-141

Kursh thuộc lớp Oscar-II, thế hệ tàu ngầm hạt nhân cuối cùng của Liên Xô. Được đưa vào xây dựng từ năm 1990 tại nhà máy ở Severodvinsk, K-141 là một trong những tàu ngầm tấn công cuối cùng của Liên Xô trước khi tan rã, sau khi hoàn thành vào năm 1994, nó được biên chế về Hạm đội Biển Bắc.

Dài 154 m và có 4 tầng bên trong thân, K-141 được xem là tàu ngầm hạt nhân lớn nhất từng được xây dựng. Thân tàu được phủ lớp hợp kim niken, crom và thép chống rỉ dày đến 8,5 mm, công nghệ này cho phép nó chịu được sự ăn mòn khủng khiếp của nước biển cũng như có khả năng chống được sự phát hiện của các máy cảm biến. Ngoài ra, thân tàu còn có một lớp thép chịu áp dày đến 50,8 mm.


K-141 khi nằm ở quân cảng năm 1995

Sau khi ra đời, K-141 được đưa về Hạm đội Biển Bắc, đơn vị đã bị cắt giảm khá nhiều tài chính trong những năm 1990. Vào thời điểm đó, có những tàu ngầm chỉ nằm neo đậu ở căn cứ hải quân Zapadnaya Litsa, mặc cho nước biển ăn mòn. Số tiền ít ỏi chỉ được chi để bảo dưỡng các thiết bị bên trong, mà quan trọng nhất là những hệ thống tham chiến hay tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra, những năm 1990 cũng là khoảng thời gian đói kém với các thủy thủ của hạm đội khi mà lương bị chậm là điều bình thường.

Tuy nhiên, với sự góp mặt của K-141, hạm đội đã có những bước tiến rõ rệt và gần như là sự hồi sinh mạnh mẽ. Năm 1999, với khả năng của mình, K-141 đã thực hiện thành công nhiệm vụ do thám ở biển Địa Trung Hải, theo dõi hoạt động Hạm đội 6, Hải quân Mỹ trong cuộc chiến tranh Kosovo.

Tuy nhiên, đó lại chính là những chiến công cuối cùng của K-141, tất cả đã chấm dứt sau cuộc tập trận quy mô lớn diễn ra vào tháng 8/2000 - 9 năm sau ngày Liên Xô sụp đổ - với sự góp mặt của 4 tàu ngầm tấn công, kỳ hạm Pyotr Velikiy của Hạm đội Biển Bắc và 1 nhóm tàu nhỏ hơn.

Trong đó, K-141 tham gia tập trận với nhiệm vụ tấn công bằng ngư lôi cùng với tàu tuần dương tên lửa, kỳ hạm Pyotr Velikiy. Do các ngư lôi được sản xuất để tập trận nên không được trang bị đầu đạn và chất lượng có phần không đảm bảo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn khủng khiếp sau đó.

Vụ nổ dưới lòng biển

Ngày 12/8/2000, K-141 phát nổ dưới lòng biển ngay trước khi khai hỏa các ngư lôi tập trận. Con tàu chìm rất nhanh và không có dấu hiệu sử dụng phao cứu hộ. Khi đó, K-141 không mang theo bất kỳ đầu đạn nào nên không tạo ra mối đe dọa rò rỉ hạt nhân.

Sau tai nạn, nhiều nguyên nhân đã được đưa ra trong các báo cáo ban đầu. Có giả thuyết nói K-141 đã và chạm với một tàu ngầm của NATO hoặc Mỹ, có người lại cho rằng nó trúng thủy lôi, ngư lôi của phát xít Đức còn sót lại từ Thế chiến II. Phía Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhanh chóng phủ nhận giả thuyết liên quan đến mình và khẳng định không có tàu Mỹ nào liên quan đến vụ tai nạn này.


Xác K-141 sau tai nạn kinh hoàng

Ngày 15/8, các nỗ lực cứu hộ đã đưa được một phần của tàu về đất liền, nhờ có bước ngoặt này mà nguyên nhân về thảm họa với K-141 dần được làm sáng tỏ.

Theo kết quả điều tra, nguyên nhân đáng tin cậy nhất của vụ nổ được xác định là do rò rỉ hydrogen peroxide, một chất hóa học có trong nhiên liệu đẩy của các ngư lôi Type 65, trang bị cho K-141 trong cuộc tập trận năm đó. Hydrogen peroxide đã bị rò qua những lỗ hổng do vỏ ngư lôi bị gỉ sét.

Vụ nổ với tàu K-141 được đánh giá mang sức mạnh của 250 kg thuốc nổ TNT làm con tàu chìm xuống nhanh chóng, ở độ sâu 108 m, cách Severomorsk khoảng 135 km. Sau khi vụ nổ đầu tiên xảy ra khoảng 2 phút là một vụ nổ khác, với sức mạnh lớn hơn rất nhiều, tương đương 5 tấn thuốc nổ TNT, khiến con tàu gần như bị thổi tung.

Bức thư trong đêm tối

Sau vụ nổ, hải quân Na Uy và Anh đã yêu cầu được giúp đỡ Nga trong quá trình cứu hộ nhưng bị từ chối, Nga không cho hải quân nước ngoài tham gia vào giai đoạn cứu hộ đầu tiên. Tất cả 118 sĩ quan và thủy thủ của K-141 đã hi sinh trong tai nạn năm đó. Dù Hải quân Nga nghĩ rằng tất cả thủy thủ đoàn đã chết sau khi 2 vụ nổ xảy ra nhưng họ đã nhầm, vẫn có vài người sống sót và kịp để lại những dòng chữ cuối cùng khi đang dưới đáy biển.

Các ghi chú được tìm thấy cùng với thi thể của những thủy thủ bên trong K-141 sau 5 ngày xảy ra tai nạn. Để tiếp cận với họ, các thợ lặn đã phải cố gắng rất nhiều mới khoan thủng được lớp vỏ dày của con tàu.

Đô đốc Vladimir Kuroyedov, chỉ huy Hải quân Nga thời điểm đó, đã đọc một mảnh giấy trong túi quần thủy thủ tàu K-141, được xác định là trung úy Dmitry Kolesnikov: “Tất cả thủy thủ từ các khoang 6, 7 và 8 đã di chuyển sang khoang 9. Chúng tôi có 23 người ở đây. Chúng tôi đã xác định rằng không ai có thể trở về mặt biển sau khi vụ tai nạn xảy ra. Và tôi viết những dòng này trong tình trạng tối đen".

Phó Đô đốc Mikhail Motsak, tham mưu trưởng Hạm đội Biển Bắc khi đó đã xác nhận những dòng ghi chú được viết vào thời điểm từ 13h34 - 15h15, ngày 12/8 sau khi vụ nổ xảy ra từ lúc 11h30. (Hết)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm