| Hotline: 0983.970.780

Tan hoang di tích núi Sậu do nổ mìn phá đá

Thứ Hai 23/04/2018 , 06:30 (GMT+7)

 Nhiều năm nay, người dân xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô (Ninh Bình) chứng kiến di tích lịch sử, văn hóa núi Sậu bị phá nát do nổ mìn lấy đá.

Mặc cho người dân phản đối, Cty Sản xuất vật liệu xây dựng Thanh Bình (SXVLXD) vẫn công khai, vô tư phá núi.

11-04-56_nh_3_1
Máy khoan, máy xúc hoạt động công khai, vô tư phá núi

Núi Sậu là ngọn núi đẹp và nên thơ giữa một vùng đồng bằng quang đãng với tầm nhìn rất gần tới TP Ninh Bình và các trung tâm dân cư dọc quốc lộ 1, quốc lộ 10 và trục Yên Mô. Ngoài ra, đây còn là vị trí quân sự hiểm yếu khi chiến tranh xảy ra, đã được BCH Quân sự tỉnh Ninh Bình cũng như Quân khu 3, bộ đội công binh cắm mốc ranh giới trên đỉnh cao nhất của núi Sậu.

Thế nhưng giờ đây, núi Sậu hiện lên loang lổ bởi sự tàn phá, không còn cây cối, chỉ trơ trọi đá. Nhìn từ xa, núi Sậu bị chẻ ra làm 4 ngọn, lưng chừng núi bị mìn khoét gần hết. Hình ảnh bắt gặp đầu tiên vào làng, là xe tải nối đuôi nhau chở đá từ núi Sậu ra. Vào sâu trong lòng núi, là dàn máy móc đang xay đá, nghiền đá, rồi chuyển lên xe tải. Cách đó không xa là lò nung vôi ngay dưới núi, khói bay mịt mù.

Vào chân núi, hoạt động khai thác đá trở nên sôi động, rầm rộ hơn, máy khoan, máy xúc đang khoan đá, xe cẩu chở đá lên xe. Được biết, Cty SXVLXD Thanh Bình do ông Tạ Văn Đề làm GĐ, đã ngang nhiên khai thác đá hàng chục năm nay.

Ông Lê Văn Đa 86 tuổi, thôn Tịch Chân, xã Khánh Thượng bức xúc, xót xa, khi nhìn ngọn núi linh thiêng bị tàn phá. Ông buồn bã: “Cả vùng chỉ có ngọn núi này, được ví như cánh diều. Đã gần chục năm nay núi Sậu bị phá mìn lấy đá, tan hoang hết".

11-04-56_nh_5
Nhìn từ xa, ngọn núi chẻ ra làm 4

Theo ông Đa, Cty Thanh Bình không những phá đi di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. “Trước chỉ phá thủ công, ngày được vài chục khối đá, nhưng bây giờ phá công nghiệp. Phá kiểu này còn làm chết khối người, cháu họ tôi cũng chết đấy. Khi mìn nổ đá bắn tung rơi cả vào nhà dân. Cty còn làm lò vôi dưới chân núi, khói bụi mù mịt cả làng,” ông Đa chia sẻ.

Cũng xót xa, đau đáu vì núi Sậu, ông Phạm Văn Tính, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Khánh Thượng nhiều lần đứng ra kiến nghị, nhưng không kết quả. Đứng nhìn ngọn, ông chua chát: “Ngày nào cũng đánh mìn, 2 năm nay núi bị đánh mạnh nhất, nhiều nhất. Trước núi Sậu có 3 ngọn núi, giờ họ đánh mìn chia thành 4 ngọn. Không chỉ đánh mìn dưới chân núi, họ đánh đến lưng chừng núi rồi”.

Cũng theo người dân, hàng ngày cứ 10h đến 11h30 và 4h30-5h30 chiều, các vùng xung quanh núi Sậu rung chuyển bởi những tiếng nổ mìn phá núi chát chúa, ầm ầm, làm náo loạn cả một vùng quê.

11-04-56_nh_4
Các lò vôi được xây dựng ngay dưới chân núi
“Ngày trước thì xe tải tấp nập nối đuôi nhau ra, vào núi chở đá, phá nát đường làng, Cty phải bồi thường, từ khi dân phản đối cũng hạn chế ít nhiều. Ở đây ai cũng bức xúc nhưng không nói ra, càng im lặng họ càng làm tới”, ông Tính nói thêm.

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.