| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường cấp mã số vùng trồng cho xoài để xuất khẩu sang Nhật

Thứ Năm 17/03/2022 , 10:56 (GMT+7)

Đồng Tháp Thị trường Nhật Bản đang yêu cầu quả xoài Việt Nam phải đảm bảo đầy đủ các quy định về vùng trồng, quy trình canh tác, quy trình sơ chế đóng gói…để xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Cục phó Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đến khảo sát vùng trồng xoài xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) nơi đã cấp mã số vùng trồng cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Cục phó Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) đến khảo sát vùng trồng xoài xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) nơi đã cấp mã số vùng trồng cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở NN-PTNT Đồng Tháp phối hợp với Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội thảo phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với thị trường Nhật Bản, đặc biệt là quy định về cấp mã số vùng trồng cho nông sản vào thị trường này cho nông dân, HTX, Hội quán trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết: Xoài tươi của Việt Nam đã xuất đi được 22 nước trên thế giới. Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng lượng xoài tươi xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh, với 600 ngàn tấn/năm, tăng khoảng 70 ngàn tấn so với năm 2020. Riêng thị trường Nhật Bản, xuất được hơn 600 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2020.

Về cấp mã số vùng trồng, đến nay, cả nước đã cấp được 845 mã số vùng trồng, với diện tích trên 42.000 ha, chiếm khoảng 31% tổng diện tích trồng xòai trên cả nước. Riêng ĐBSCL đã cấp được 642 mã số vùng trồng, với diện tích trên 21.000 ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích trồng xoài toàn vùng. Trong đó, Đồng Tháp hiện có 115 mã số vùng trồng xoài với tổng diện tích khoảng 5.570 ha, chiếm gần 56% tổng diện tích xoài toàn tỉnh.

Nông dân trao đổi cùng lãnh đạo Cục BVTV về các giải pháp để mở rộng diện tích cấp mã vùng trồng xoài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trao đổi cùng lãnh đạo Cục BVTV về các giải pháp để mở rộng diện tích cấp mã vùng trồng xoài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhật Bản hiện là thị trường tiềm năng của trái xoài Việt Nam, tuy nhiên hiện nay các yêu cầu nhập khẩu đối với thị trường này đã có sự thay đổi. Cụ thể, Nhật Bản yêu cầu xoài Việt Nam phải đảm bảo các quy định về vùng trồng, quy trình canh tác, quy trình sơ chế đóng gói… Chính vì vậy, để xuất khẩu ổn định sang thị trường này đòi hỏi các cơ quan chuyên ngành, địa phương và nông dân, phải có cách tổ chức, giám sát phù hợp, hiệu quả. 

Tại hội thảo, bên cạnh việc tiếp thu, thảo luận các vấn đề liên quan đến việc sản xuất đáp ứng các quy định của thị trường Nhật Bản. Nhiều nông dân, doanh nghiệp cũng đề xuất các giải pháp để mở rộng diện tích mã số vùng trồng, thì cần có một mô hình điểm.

Nông dân trồng xoài ở Đồng Tháp rất vui mừng vì được cấp mã số vùng trồng giúp thuận lợi cho quả xoài xuất khẩu sang Nhật và nhiều nước khác trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng xoài ở Đồng Tháp rất vui mừng vì được cấp mã số vùng trồng giúp thuận lợi cho quả xoài xuất khẩu sang Nhật và nhiều nước khác trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Song song đó có sự tham gia, liên kết 4 nhà, khi đầu ra thuận lợi nông dân sẽ mạnh dạn tham gia, mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình sạch, an toàn, đáp ứng yêu cầu mở rộng mã vùng trồng, có những quy định quản lý mã vùng trồng hợp lý, tránh việc vi phạm sử dụng mã vùng trồng như thời gian qua.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, chứng minh xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, nông sản không chỉ là quy định chung của các thị trường xuất khẩu mà hiện nay ngay cả thị trường trong nước, một số chợ đầu mối cũng đang đòi hỏi sản phẩm phải chứng minh xuất xứ nguồn gốc. Chính vì nhu cầu thị trường, người tiêu dùng đang hướng đến chất lượng sản phẩm nên đòi hỏi người sản xuất phải tự thay đổi tư duy, tập quán sản xuất phù hợp theo nhu cầu thị trường, trước tiên là sản xuất sạch, an toàn có truy suất nguồn gốc.

Về phía ngành nông nghiệp Đồng Tháp sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức thực hành sản xuất an toàn, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói gắn truy suất nguồn gốc sản phẩm phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cụ thể, kế hoạch đến năm 2025, diện tích cấp mã số vùng trồng trên cây ăn trái của tỉnh Đồng Tháp là 40.810ha, rau màu là 10.549ha và lúa là 190.170ha.  

  • Tags:
Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.