| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường quản lý doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm sông Giêng

Thứ Bảy 07/05/2022 , 09:48 (GMT+7)

Người dân và xã Tân Đức (Hàm Tân) đã phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước và cá chết trên đoạn sông Giêng, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.

Trước tình hình cá chết trên sông Giêng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng vừa ký văn bản giao Công an tỉnh tăng cường trinh sát để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, cần thiết chủ động xin hỗ trợ các biện pháp nghiệp vụ từ Bộ Công an.

Khu vực chân cầu sông Giêng nguồn nước có màu đen. 

Khu vực chân cầu sông Giêng nguồn nước có màu đen. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh còn yêu cầu Công an tỉnh tăng cường phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Giêng

Tỉnh Bình Thuận giao Sở Tài nguyên - Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan của UBND tỉnh Đồng Nai để theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn thải đổ vào Sông Giêng tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Trường hợp phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định.

Sau khi có kết quả phân tích mẫu, Sở Tài nguyên - Môi trường tổng hợp, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Đối với UBND huyện Hàm Tân, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các phòng, đơn vị có liên quan, đặc biệt là lực lượng Công an huyện và UBND xã Tân Đức thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời các thông tin phản ảnh để sớm phát hiện, xử lý đối với các trường hợp xả thải gây ô nhiễm nguồn nước tại khu vực.

Trước đó ngày 12/4 vừa qua, người dân và UBND xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước và cá chết trên đoạn sông Giêng thuộc khu vực hạ lưu Nhà máy sản xuất cồn của Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm.

Ngay khi nhận được thông tin, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Thuận chủ trì phối hợp với UBND xã Tân Đức cùng với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, đại diện UBND huyện Xuân Lộc triển khai kiểm tra để xác minh trình trạng ô nhiễm đoạn sông Giêng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.

Người dân ở Tân Đức cho biết, nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm, gây cá chết. 

Người dân ở Tân Đức cho biết, nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm, gây cá chết. 

Kết quả kiểm tra thực tế tại khu vực chân cầu sông Giêng nguồn nước có màu đen, cá chết rải rác và nguồn nước có mùi hôi, dòng chảy nhẹ. Dọc lên thượng nguồn tại khu vực suối Ông Châu, cách cầu Sông Giêng khoảng 700m và cách Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm khoảng 500m cho thấy nguồn nước có màu vàng tự nhiên, không có mùi hôi, có tình trạng cá chết, dòng chảy nhẹ.

Tại nhà máy sản xuất cồn của Công ty TNHH MTV Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm, thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) giáp ranh với xã Tân Đức, nằm trên thượng nguồn sông Giêng cho thấy Nhà máy hoạt động bình thường (khoảng 60 – 70 % công suất), hệ thống xử lý nước thải vận hành bình thường.

Theo báo cáo của Công ty nước thải của dự án phát sinh khoảng 1000 - 1.200 m3/ngày, lượng nước thải phát sinh được tái sử dụng hoàn toàn.

Tại điểm xả trong nhà máy (cầu Tùng Lâm) nguồn nước có màu vàng tự nhiên, không có mùi hôi, không có tình trạng cá chết, dòng chảy nhẹ, không phát hiện dấu hiệu rò rỉ, đường ống xả thải ra suối và trên đoạn sông Giêng.

Cơ quan chức năng đã vào cuộc lấy mẫu nước để phân tích.

Cơ quan chức năng đã vào cuộc lấy mẫu nước để phân tích.

Còn tại hồ chứa nước số 4 là hồ nước mưa dự trữ của nhà máy, mục đích sử dụng cho quá trình giải nhiệt khi nước sông Giêng khô hạn. Tại thời điểm đoàn khảo khảo sát hồ nước ngã màu xanh, nước chứa trong hồ gần đầy, mực nước cách mép mương bêtông (mương bêtông nối từ hồ chứa ra sông Giêng) khoảng 5 – 10 cm, trên tuyến mương Công ty có bố trí dãy can nhựa cao khoảng 30 cm để ngăn nước từ hồ theo mương dẫn chảy ra sông Giêng.

Ngoài ra, trong khu vực đất của dự án còn có 1 hồ nước tự nhiên. Theo báo cáo của Công ty, trong thời gian tới Công ty dự kiến cải tạo hồ này để sử dụng hồ tích trữ nước nhằm cung cấp cho quá trình sản xuất (chủ yếu giải nhiệt). Tại thời điểm khảo sát, nguồn nước tại hồ chứa có màu nâu đen và có mùi hôi (hồ nước nằm cạnh xưởng sản xuất phân vi sinh của Công ty, nhà xưởng được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022). Hiện trạng hồ chứa đã đầy và nước từ hồ chứa đang chảy tràn qua hồ chứa nước số 4.

Cũng theo báo cáo của Công ty này, nguyên nhân nước trong hồ chứa có màu nâu đen là do nước được tích tụ lâu ngày và nước mưa chảy tràn trên bề mặt nhà xưởng sản xuất phân vi sinh cuốn trôi bùn, phân xuống hồ chứa (do các hạng mục công trình nhà xưởng sản xuất phân vi sinh chưa hoàn thiện, hiện chỉ có mái che, chưa xây dựng tường bao xung quanh).

Đoàn công tác của Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức lấy 3 mẫu nước (1 mẫu tại cầu sông Giêng, 1 mẫu tại suối Ông Châu và 1 mẫu hồ chứa nước tự nhiên để phân tích các thông số ô nhiễm môi trường) và Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai có lấy 1 mẫu nước tại hồ chứa tự nhiên để phân tích mẫu nước.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất