| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường sức khỏe, nguyên tắc số 1 trong chăn nuôi

Thứ Bảy 23/12/2023 , 16:52 (GMT+7)

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, việc tăng cường sức khỏe vật nuôi là nguyên tắc số 1 trong chăn nuôi.

Quản lý dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm tại Việt Nam vẫn là một thách thức do an toàn sinh học tại nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm chưa đảm bảo. Không những thế, hiểu biết của người chăn nuôi về mầm bệnh và cơ chế gây bệnh vẫn còn hạn chế.  

60% tổng đàn gia cầm là từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, cuối năm 2003, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, cuối năm 2003, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Khoảng 60% tổng đàn gia cầm là từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khi an toàn sinh học chưa được thực hiện tốt. Người chăn nuôi điều trị bệnh gia cầm dựa theo kinh nghiệm hay theo tư vấn của người bán thuốc thú y.

Tuy nhiên, rất khó để phân biệt các bệnh do sự biến chủng của virus hay sự kết hợp của các mầm bệnh. Do vậy, người chăn nuôi thường dùng kháng sinh phổ rộng để điều trị bệnh. Họ chỉ tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia thú y hay lấy mẫu xét nghiệm sau khi đã điều trị mà không có kết quả.

Là hộ chăn nuôi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm, năm 2014 gia đình anh Trương Văn Phong (xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã buộc phải tiêu hủy 1 vạn con gà mắc cúm gia cầm. Điều đó đã gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế cả của gia đình.

Thời điểm sau đó gia đình anh Phong đã được cán bộ thú ý hướng dẫn trong quá trình chăn nuôi. Anh Phong chia sẻ, sau khi nhận đàn gà, cứ 3 - 4 ngày gia đình anh nhỏ vacxin Lasota, 7 ngày nhỏ vacxin Gumboro, 12 ngày là chủng đậu rồi vừa chủng đậu lại kết hợp với nhỏ vaxin sưng đầu phù mặt, ngày thứ 35 thì dùng vacxin Newcastle lần một. Đúng theo quy trình đàn gà gia đình anh Phong phát triển tốt.

Bên cạnh chọn con giống tốt và tiêm vacxin đầy đủ thì vệ sinh phòng bệnh, kiểm soát chặt chẽ người vào ra khu chăn nuôi cũng là nội dung quan trọng mà cơ quan thú y tập huấn và tuyên truyền cho các nông hộ.

Theo chia sẻ của anh Lý Văn Đức (xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), chăn nuôi là nghề chính của gia đình anh, vệ sinh môi trường và phòng bệnh luôn được anh đặt lên hàng đầu. Cứ vài hôm, một tuần, nửa tháng gia đình anh lại tiến hành khử khuẩn toàn bộ khu vực chuồng trại để đảm bảo vệ sinh an toàn.

Không chỉ được tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ đàn gia cầm có tỷ lệ nuôi sống cao, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn được cán bộ thú y chia sẻ, tập huấn về cách sử dụng thuốc thú y 4 đúng. Đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

Với nguyên tắc này, công dụng của thuốc sẽ được phát huy tối đa, đồng thời không gây tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, hộ chăn nuôi cần phải xác định ở mỗi giai đoạn tăng trưởng của gia cầm sẽ gặp những dịch bệnh gì, từ đó có những giải pháp dự phòng không để gia cầm nhiễm bệnh.

“Muốn đảm bảo vchăn nuôi đạt được hiệu quả cao nhất thì việc tăng cường sức khỏe con người, động vật và môi trường chính là chìa khóa để phòng ngừa, giám sát và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người cũng như bảo vệ sức khoẻ của cả cộng đồng. Chọn con giống tốt và làm vacxin đúng quy trình là những lưu ý quan trọng trong chăn nuôi”, ông Long cho biết thêm.

Tăng cường sức khỏe vật nuôi là giải pháp phòng bệnh

Thịt gia cầm đã trở thành loại thịt được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới hiện nay. Việc giảm dần và hướng tới không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm là cần thiết. Cùng với đó, người chăn nuôi cần quan tâm đến vấn đề an ninh sinh học, vệ sinh, biện pháp chăm sóc gia cầm, dinh dưỡng...

Hộ chăn nuôi phun thuốc tiêu độc, khử trùng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm.

Hộ chăn nuôi phun thuốc tiêu độc, khử trùng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm.

Theo nhận định của Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, việc tăng cường sức khỏe là nguyên tắc số 1 trong chăn nuôi. Người chăn nuôi cần kiểm soát để không xảy ra dịch bệnh, từ đó hạn chế việc sử dụng kháng sinh, giảm được sự tồn dư các loại thuốc kháng sinh trong sản phẩm động vật. Đồng thời hạn chế được tình trạng kháng kháng sinh, giúp đào thải được các mầm bệnh, cũng như các chất thải ra ngoài môi trường, giúp môi trường trong lành, bền vững hơn.

Còn theo ý kiến của nhà báo Trịnh Bá Ninh, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, trước tiên phải đảm bảo các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Đầu tiên phải đảm bảo được mật độ chuẩn trong kỹ thuật chăn nuôi, tiêm vacxin trong quá trình chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc khử trùng. Đảm bảo được 3 yếu tố đó giúp cho chăn nuôi an toàn và bền vững. 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.