| Hotline: 0983.970.780

Tăng tốc tiêm phòng, Bình Định khống chế tốt bệnh viêm da nổi cục

Thứ Ba 07/09/2021 , 23:23 (GMT+7)

Nhanh chóng đạt tỉ lệ tiêm phòng gần 90%, Bình Định đã nhanh chóng khống chế được dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò chỉ sau một thời gian ngắn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đã xuất hiện tại 144 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với 17.256 con bò bị mắc bệnh.

Trong đó, đã điều trị khỏi cho hơn 13 nghìn con, số đang được chăm sóc, điều trị hiện trên 1.600 con, số bò chết đã xử lý tiêu hủy là hơn 2.500 con. Hiện nay, số bò chết ở các địa phương đã giảm thấp, chỉ còn khoảng 3 con/huyện/ngày.

Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định cho biết: Công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trâu, bò trên địa bàn tỉnh đã cho thấy tín hiệu tích cực. Nhiều xã, phường, thị trấn không còn phát sinh ca bệnh mới; số bò bệnh đang theo dõi, điều trị giảm dần, số bò chết hiện đã giảm nhiều.

Hiện số bò còn đang được điều trị chiếm phần lớn là bê con chưa đến tuổi tiêm phòng. Do còn nhỏ nên bê con có sức đề kháng yếu, phải điều trị kéo dài. Vả lại, thời điểm dịch bệnh VDNC xâm nhập địa bàn đúng lúc nắng nóng cao độ, nên những con bò bị bệnh phải điều trị kéo dài...

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định kiểm tra bò bệnh để hướng dẫn cán bộ thú y địa phương điều trị. Ảnh: V.Đ

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định kiểm tra bò bệnh để hướng dẫn cán bộ thú y địa phương điều trị. Ảnh: V.Đ

Theo ông Diệp, trong thời gian hơn 1 tháng Bình Định công bố dịch VDNC, ngành chức năng tỉnh này đã tăng tốc công tác tiêm phòng cho đàn trâu, bò. Đến nay, chiếm 89% trong tổng đàn trâu, bò với gần 300.000 con ở Bình Định đã được tiêm phòng.

Ngoài ra, ngành chức năng Bình Định cũng đã xuất cấp cho các địa phương khoảng 25.000 lít thuốc tiêu độc sát trùng từ nguồn của Trung ương và tỉnh hỗ trợ để người chăn nuôi trên địa bàn phun vệ sinh chuồng nuôi.

Việc tiêm phòng và tiêu độc sát trùng chuồng trại đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Ví như ở xã Phước Mỹ, địa phương có đàn trâu, bò nhiều nhất TP. Quy Nhơn với gần 1.000 con. Thời gian đầu, bệnh VDNC ở trâu, bò trên địa bàn xã này diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh. Tính đến đầu tháng 8 đã có 68 con trâu, bò mắc bệnh. Nhưng trong thời gian qua, nhờ người chăn nuôi ở đây tích cực tiêm phòng và sát trùng chuồng trại nên hiện dịch bệnh đã khống chế.

“Tính đến đầu tháng 8, trên địa bàn xã đã có 928 con trâu, bò được tiêm phòng. Ngoài thúc đẩy bà con chăn nuôi trên địa bàn tích cực tiêm phòng cho trâu, bò và phun thuốc khử trùng chuồng trại, chúng tôi còn chỉ đạo cán bộ thú y xã xuống tận nơi để chữa trị cho những con trâu, bò bị mắc bệnh.

Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát tình trạng dịch bệnh, đặc biệt là thắt chặt kiểm soát việc mua bán, giết mổ trên địa bàn. Nhờ đó đến nay dịch bệnh đã cơ bản được khống chế”, bà Đặng Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Mỹ, cho biết.

Hiện đã có 89% trong tổng đàn trâu, bò ở Bình Định đã được ngành chức năng tiêm phòng. Ảnh: V.Đ

Hiện đã có 89% trong tổng đàn trâu, bò ở Bình Định đã được ngành chức năng tiêm phòng. Ảnh: V.Đ

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, trong thời gian qua, ngành chức năng tỉnh này điều trị cho bò mắc bệnh VDNC tùy theo đặc thù thời tiết, khí hậu của từng địa phương, tùy từng loại giống và độ tuổi của bò bị bệnh.

Bình Định hiện có gần 300.000 con bò, chiếm 80% trong tổng đàn là bò lai, phần lớn là bò BBB. Đặc thù của bê con giống bò BBB có sức đề kháng rất kém, thua xa các giống bò địa phương, nên khi đã dính bệnh là nhanh chết hơn bò địa phương.

Hiện số bò còn đang bệnh ở Bình Định thuộc nhóm đối tượng này, đang được ngành chức năng tăng cường giám sát, tích cực điều trị.

“Khi dịch bệnh VDNC ở trâu, bò trên địa bàn đã được khống chế, tiến tới kiểm soát được dịch bệnh, chúng tôi sẽ tiến hành mọi thủ tục thú y, sau đó đề nghị Cục Thú y thẩm định để trong tháng 9 này đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công bố hết dịch”, ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định cho biết.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.