| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn sử dụng nhãn hiệu chuối Mật mốc Hướng Hóa

Thứ Năm 28/11/2019 , 10:57 (GMT+7)

Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị phối hợp với Hội Nông dân huyện Hướng Hóa vừa tổ chức tập huấn quy trình quản lý nhãn hiệu tập thể chuối Hướng Hóa cho nông dân.

Tham gia buổi tập huấn, người trồng chuối được phổ biến những nội dung cơ bản về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể chuối Mật mốc Hướng Hóa đối với sản phẩm chuối quả; quy chế cấp, sử dụng, quản lý tem, nhãn sản phẩm; quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu; quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chuối Hướng Hóa và quy trình kỹ thuật canh tác chuối Mật mốc.

Cây chuối Mật mốc mang lại thu nhập khá cho người dân vùng núi Quảng Trị.

Thông qua tập huấn nhằm nâng cao vai trò của việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể chuối Hướng Hóa đồng thời giúp người dân trồng chuối hiểu được giá trị, mục đích của việc sử dụng nhãn hiệu. Qua đó, góp phần tăng giá trị sản phẩm và tăng thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện.

Được biết, toàn huyện Hướng Hóa hiện có khoảng 3.800ha chuối Mật mốc, trong đó 1.800ha được trồng tại các xã vùng Lìa và dọc đường 9, diện tích còn lại người dân thuê đất trồng tại nước bạn Lào. Sản phẩm chuối Mật mốc tại đây chủ yếu xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Thái Lan và một phần nhỏ tiêu thụ trong nước.

Sản phẩm chuối Mật mốc Hướng Hóa đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể số 299267 từ tháng 8/2018.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.