Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 8/4/2025 12:22 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tập trung xây dựng đội ngũ hộ chăn nuôi chuyên nghiệp

Thứ Sáu 17/11/2023 , 10:42 (GMT+7)

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang xác định việc trang bị kiến thức, tăng cường kỹ năng quản lý cho hộ chăn nuôi là cần thiết.

Hộ chăn nuôi được khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần tăng cường và nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Kim Anh.

Hộ chăn nuôi được khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần tăng cường và nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Kim Anh.

Phát triển chăn nuôi bền vững là một trong những nội dung trọng tâm được Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh thực hiện.

Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình chăn nuôi của tỉnh được duy trì ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá heo hơi có chiều hướng tăng. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi đã hạ nhiệt so với cùng kỳ, tạo cơ hội để các hộ nuôi tái đàn dịp cuối năm.

Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 367 trang trại chăn nuôi heo, 353 trang trại chăn nuôi gia cầm, đa phần quy mô nông hộ.

Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh Hậu Giang đánh giá, nhờ triển khai hiệu quả các biện pháp để kiểm soát tốt các vấn đề dịch bệnh, an toàn thực phẩm, môi trường và chất lượng con giống… đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, đứng trước thách thức quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chất lượng con giống chưa cao, dẫn đến các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh chưa được triển khai đồng bộ, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng và bệnh cúm gia cầm H5N1.

Chủ động giải quyết khó khăn, một trong những giải pháp tiên phong được Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh thực hiện đó là xây dựng đội ngũ hộ chăn nuôi chuyên nghiệp.

Cụ thể, đơn vị này đã triển khai nhiều hoạt động khuyến khích hộ nuôi phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học, kinh tế tuần hoàn, hướng dẫn bà con xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung. Đẩy mạnh chương trình cải tiến giống, xây dựng hệ thống thu mua và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi như: Tư vấn kỹ thuật, cung cấp thức ăn, thuốc thú y, vật tư… Cách làm này đã góp phần tăng cường và nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất