| Hotline: 0983.970.780

Cởi trói cây dược liệu

Teo tóp vì 'rác dược liệu'

Thứ Ba 18/05/2021 , 10:09 (GMT+7)

Các loại dược liệu quý hiếm, đắt đỏ của Việt Nam được các doanh nghiệp Trung Quốc lùng sục mua cạn kiệt, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nhập về dược liệu giá rẻ.

Nhiều loại dược liệu quý, hiếm của Việt Nam như sâm Ngọc Linh (trong ảnh), tâm thất, bảy lá một hoa, lan gấm... đều được các doanh nghiệp Trung Quốc lùng sục, sẵn sàng mua hết với giá cao. Ảnh: ĐT.

Nhiều loại dược liệu quý, hiếm của Việt Nam như sâm Ngọc Linh (trong ảnh), tâm thất, bảy lá một hoa, lan gấm... đều được các doanh nghiệp Trung Quốc lùng sục, sẵn sàng mua hết với giá cao. Ảnh: ĐT.

'Chảy máu' dược liệu

Theo ông Nguyễn Trọng Bảo, Giám đốc Công ty Dược Pan Nam (Hà Nội), ngành dược ở Việt Nam hiện nay cơ bản được chia làm hai mảng gồm các doanh nghiệp về hóa dược và các doanh nghiệp về đông dược. Hiện nay, ước khoảng trên 80% nguyên liệu cho ngành hóa dược lẫn đông dược là nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Tư duy sản xuất dược của các doanh nghiệp Việt Nam là chỉ muốn làm sản phẩm rẻ, và đặt mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn lên hàng đầu. Điều này trong một giai đoạn dài đã khiến chúng ta tự hại mình, ngành dược liệu rơi vào tình trạng “gậy ông đập lưng ông”!

Dược liệu Trung Quốc thực ra cũng vô vàn, tốt có, mà kém chất lượng cũng có. Chúng ta dùng nguyên liệu giá rẻ, thì dĩ nhiên là tiền nào của nấy. Kỳ tử chẳng hạn, ngay tại Trung Quốc đã có giá 500 nghìn đồng/kg, nhưng ở Việt Nam cũng có đầy loại kỳ tử nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có giá 200 nghìn đồng/kg, vậy đó là loại sản phẩm gì? Thực chất, nhiều loại dược liệu giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, là đã được chiết xuất hết dược chất, mà giới trong nghề hay gọi đấy là “rác dược liệu”.

Công nghệ chiết xuất dược liệu của Trung Quốc hiện nay đã rất hiện đại, tinh xảo. Ví dụ như cây hồng hoa chẳng hạn, công nghệ chiết xuất của Trung Quốc có thể cho phép chiết xuất xong, nhưng cây hồng hoa vẫn y nguyên hình dạng như ban đầu. Những loại như ba kích hay sâm, việc chiết xuất xong dược chất mà vẫn giữ y nguyên hình dạng là rất dễ dàng ở Trung Quốc.

Dược liệu giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc khiến sản xuất dược liệu trong nước không thể cạnh tranh và ngày càng teo tóp. Ảnh: ĐT.

Dược liệu giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc khiến sản xuất dược liệu trong nước không thể cạnh tranh và ngày càng teo tóp. Ảnh: ĐT.

Điều này giải thích vì sao trong một giai đoạn dài, dược liệu giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc cứ ào ạt được nhập về Việt Nam, trong khi các loài dược liệu ở nước ta không thể nào cạnh tranh nổi và việc trồng cây dược liệu thì ngày càng bị teo tóp.

Chúng ta không thể trách, càng không thể đổ lỗi cho dược liệu Trung Quốc, mà lỗi là do chính các doanh nghiệp của chúng ta luôn chỉ biết chạy theo lợi nhuận và chạy theo giá rẻ, cùng với đó là trách nhiệm trong việc quản lý về chất lượng dược liệu nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước.

"Các doanh nghiệp về dược liệu của Trung Quốc biết rất rõ về thị trường dược liệu Việt Nam. Những cây dược liệu quý của chúng ta được doanh nghiệp Trung Quốc tập trung thu mua bằng hết.

Ví dụ như lan gấm, lan kim tuyến, bảy lá một hoa, sâm Ngọc Linh, tam thất… hầu hết là được các doanh nghiệp Trung Quốc lùng sục thu mua không sót chỗ nào, có bao nhiêu họ mua bấy nhiêu, giá cao họ cũng sẵn sàng mua, khiến nguồn dược liệu quý của chúng ta ngày càng cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ bị tận diệt, tuyệt chủng.

Trong khi đó, vì ham rẻ, nên chúng ta lại đua nhau mua dược liệu giá rẻ, chất lượng kém từ Trung Quốc." (Ông Nguyễn Trọng Bảo, Giám đốc Công ty Dược Pan Nam).

Bỏ rơi khâu chế biến, tổ chức tiêu thụ

Việt Nam có trên 5.100 loài thực vật có thể làm thuốc, rất đa dạng. Tuy nhiên, cây dược liệu của chúng ta cũng có mấy nhược điểm. Một là không được trồng, sản xuất tập trung, không có quy mô đủ lớn nên không thể chế biến sâu được. Cùng với đó, việc kiểm soát chất lượng dược liệu rất yếu.

Nhược điểm thứ hai là chất lượng dược liệu của chúng ta rất không đồng đều. Ngay như cây ba kích ở Quảng Ninh, trồng ở Ba Chẽ chất lượng khác, trồng ở Bình Liêu chất lượng khác, trồng ở Đông Triều chất lượng khác…

Việt Nam rất đa dạng sinh học về cây dược liệu, nhưng việc tổ chức sản xuất còn manh mún, chưa thể phục vụ cho chế biến sâu. Ảnh: ĐVT.

Việt Nam rất đa dạng sinh học về cây dược liệu, nhưng việc tổ chức sản xuất còn manh mún, chưa thể phục vụ cho chế biến sâu. Ảnh: ĐVT.

Thẳng thắn mà nói, việc phát triển cây dược liệu ở nước ta hiện nay còn rất manh mún và không có một cái nhìn dài hạn. Chưa có được sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa người trồng, chế biến và sử dụng.

Trong bối cảnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp trồng và sản xuất dược liệu trong nước mạnh ai nấy làm, và luôn đặt vấn đề lợi nhuận trước mắt lên trên hết. Điều ấy dẫn tới một hệ lụy là người đi sau lại giẫm vào vết xe đổ của người đi trước.

Để phát triển được cây dược liệu, phải gắn nó vào chuỗi giá trị của nó, từ trồng, chế biến, tiêu thụ. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có sự gắn kết nào theo chuỗi. Đa số mới chỉ chú ý tới khâu trồng, mà chưa thực sự chú trọng vào chế biến, và khâu tiêu thụ lại càng chưa được chú ý.

Chế biến và tiêu thụ đối với phát triển dược liệu là hai khâu “đầu kéo”, mang tính quyết định cho sản xuất nguyên liệu. Bài học của chính doanh nghiệp của tôi khi thất bại trong trồng cây dược liệu, đó chính là do sự yếu kém ở khâu chế biến và tiêu thụ. 

Làm dược liệu có cái rất khó, đó là khâu trồng nguyên liệu là khâu khó nhất, đầu tư nhiều nhất, rủi ro cao nhất, nhưng lợi nhuận thì lại thấp nhất. Trong khi đó, giá trị, lợi nhuận của dược liệu cao nhất là ở khâu chế biến và tiêu thụ thì chúng ta lại đang bỏ rơi.

Điểm nghẽn thứ ba, đó là về chính sách cho dược liệu của nhà nước. Không phải nhà nước những năm qua không có sự quan tâm và dành chính sách cho vấn đề này, nhưng chính sách chưa thật sự đi vào thực tiễn và phát huy được hiệu quả, nhất là sự thiếu vắng về đầu tư khoa học công nghệ vào mảng chiết xuất dược liệu.

Việc đầu tư cho chế biến sâu trong ngành dược chưa được chú trọng, khiến việc phát triển cây dược liệu không có 'đầu kéo' đủ mạnh. Ảnh: Lệnh Thắng.

Việc đầu tư cho chế biến sâu trong ngành dược chưa được chú trọng, khiến việc phát triển cây dược liệu không có "đầu kéo" đủ mạnh. Ảnh: Lệnh Thắng.

Một ví dụ, trên thế giới, công nghệ chiết xuất dược liệu bằng siêu âm đã không còn mới mẻ, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay lại gần như chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào quy mô đủ lớn.

Ví vụ công nghệ chiết xuất tinh dầu trầm. Để chiết xuất tinh dầu trầm, công nghệ cổ điển là người ta phải ngâm ủ gỗ trầm từ 12-15 ngày để các nang dầu trương lên, giúp việc tách chiết dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, việc chiết xuất tinh dầu trầm bằng cách ngâm ủ gỗ trầm dài ngày như công nghệ cổ điển có rất nhiều nhược điểm, đặc biệt là gây ra hôi thối rất kinh khủng, hầu như không ai có thể chịu nổi mùi hôi thối đó. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có nhược điểm là tỉ lệ thu hồi tinh dầu rất thấp (chỉ khoảng 5 phần nghìn), độ tinh của dầu cũng thấp…

Hiện nay, bằng công nghệ chiết xuất tinh dầu trầm bằng công nghệ siêu âm, việc ngâm ủ gỗ trầm chỉ cần mất 2 ngày. Công nghệ siêu âm giúp phá vỡ nang dầu một cách nhanh chóng và triệt để, với tỉ lệ thu hồi tinh dầu trầm rất cao, chất lượng tinh dầu rất tốt chỉ trong thời gian rất ngắn…

Điều này cho thấy, việc áp dụng khoa học, công nghệ cao trong chiết xuất dược liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo ra sản phẩm đầu ra của cây dược liệu có giá trị cao hơn, chi phí thấp hơn, với chất lượng tốt hơn… Tuy nhiên, ở nước ta, những công nghệ này lại gần như chưa được quan tâm đầu tư.

Chế biến, tổ chức tiêu thụ đang là khâu yếu của ngành dược Việt Nam. Ảnh: Lệnh Thắng.

Chế biến, tổ chức tiêu thụ đang là khâu yếu của ngành dược Việt Nam. Ảnh: Lệnh Thắng.

Một vấn đề nữa, đó là khâu quản lý nhà nước về cây dược liệu. Về bản chất, cây dược liệu cũng là cây trồng nên nó cần phải được quản lý của ngành nông nghiệp.

Ở Trung Quốc, cây dược liệu được coi là cây nông nghiệp, cho tới khi nó được đưa vào các nhà máy chế biến. Nghĩa là cùng một cây trồng, nếu nó được đưa tới nhà máy thực phẩm, thì nó là cây nông nghiệp, nhưng nó được đưa vào sản xuất, chế biến trong nhà máy dược phẩm thì nó là cây dược liệu.

Chẳng hạn cây nghệ, khi nó được sử dụng trong nhà máy thực phẩm thì nó được xem là nông sản, nhưng khi nó được đưa vào chế biến trong nhà máy dược phẩm thì nó là cây dược liệu.

Do đó ở Trung Quốc, cây dược liệu là cây trồng hoàn toàn do ngành nông nghiệp quản lý. Trong khi đó ở nước ta, lâu nay cây dược liệu lại phần lớn được giao cho ngành y tế quản lý là chính, nên việc nghiên cứu, phát triển còn hết sức lúng túng và gặp nhiều bất cập.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm