| Hotline: 0983.970.780

Tết ấm áp cùng nông dân

Thứ Hai 12/01/2015 , 10:08 (GMT+7)

"Syngenta thấu hiểu rằng ngôi nhà là mơ ước của hàng ngàn hộ nông dân nghèo tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào được góp phần giúp đỡ họ thực hiện ước mơ đó".

Nếu đến xã Chăn Nưa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu trong những ngày này, từ ngay đầu ngõ đã có thể cảm nhận được niềm hân hoan đang lan tỏa đến từng ngõ hẻm và nét rạng rỡ sáng bừng trên từng gương mặt trẻ thơ.

Ngày 9/1/2015, hai hộ nghèo của xã được trao nhà mới, hàng chục hộ nông dân khác được hỗ trợ những vật dụng cần thiết và các bé học sinh của hai Trường THCS Chăn Nưa và Mường So cũng được nhận những chiếc áo để giữ ấm trong tiết trời đông lạnh lẽo. Niềm vui Tết đã đến sớm với bà con nông dân tại một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu này.

"Syngenta sẽ tiếp tục phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh hỗ trợ nông dân giống ngô mới, đặc biệt là các giống ngắn ngày phù hợp với tình hình đất bán ngập tại địa phương, cũng như chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến để giúp nông dân khu vực miền núi phía Bắc cải thiện năng suất ngô, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống", bà Lê Thị Khánh Hòa.

Bà Sèn Thị Bình, ngụ tại bản Chiền Chăn 1, xã Chăn Nưa đón chúng tôi bằng những cái siết tay trong niềm vui khó tả thành lời. Là người dân tộc Thái, lấy chồng từ thuở 20 nhưng chỉ một năm sau, do hoàn cảnh khó khăn mà chồng bà đã bỏ đi để lại bà cùng đứa con thơ.

Một tay gồng gánh nuôi con, nhà chỉ có mấy sào ruộng lại không có kỹ thuật canh tác nên gia đình bà không năm nào đủ thóc để ăn. Hằng năm cứ hết mùa là bà lại đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy từ gặt, cấy đến lấy củi kiếm tiền nuôi con.

Vất vả là thế, vậy mà đến năm 2009, nước hồ thủy điện lại dâng lên nhấn chìm những sào ruộng ít ỏi. Từ 5 năm nay, bà và vợ chồng đứa con gái chỉ tranh thủ khi nước rút vào tháng 3 để canh tác ngô ngắn ngày trên đất bán ngập nhưng thu nhập thì bấp bênh theo mùa nước, còn lại chủ yếu làm thuê làm mướn sống qua ngày. Kinh tế khó khăn, gia đình 5 khẩu đang trú tạm trong căn nhà vách lá rộng 20 m2 xiêu vẹo, đơn sơ.

Những tưởng có một mái nhà yên ấm là một ước mơ quá đỗi xa tầm với, vậy mà chương trình “Mái ấm cho nông dân” năm 2014 của Syngenta Việt Nam nhằm hỗ trợ nhà ở cho nông dân nghèo đã giúp ước mơ của bà trở thành hiện thực. Nhà tranh vách đất giờ đã được thay thế bằng một căn nhà gỗ ba vách rộng rãi với mái ngói đỏ tươi và nền xi măng vững chắc.

Bà cười rạng rỡ mà giọng run run xúc động: “Được công ty cho nhà là bà cảm thấy vui sướng quá rồi. Cảm ơn cán bộ nhiều lắm”. Ngồi bên cạnh bà, niềm vui dường như cũng bừng sáng trên gương mặt của vợ chồng con gái cùng 2 đứa cháu. Từ nay, gia đình bà không còn lo mưa dột, bão thổi, có thể an tâm canh tác để ổn định cuộc sống và thoát khỏi đói nghèo.

Cũng nhân dịp này, Syngenta phối hợp với UBND tỉnh và Sở NN-PTNT Lai Châu tổ chức chương trình “Cùng Syngenta chia sẻ yêu thương”. Chương trình sẽ trao tặng 4 máy lọc nước cho các trường học trên địa bàn để giúp các em có điều kiện tiếp xúc với nguồn nước sạch.

Ngoài ra, nhân viên Syngenta khu vực phía Bắc cũng tự quyên góp 1 ngày lương để mua tặng áo ấm, chăn cho các em học sinh tại hai Trường THCS Chăn Nưa và Mường So và các hộ nông dân khó khăn trong khu vực. Tết này những người dân nơi đây hẳn sẽ có một cái Tết ấm áp và trọn vẹn hơn rất nhiều.

Ông Hà Văn Um, GĐ Sở NN-PTNT Lai Châu cho biết: “Từ nhiều năm qua, tỉnh đã nỗ lực để cải thiện tình trạng đói nghèo và nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều khó khăn. Syngenta là Cty hàng đầu về nông nghiệp đang phối hợp tích cực với các đơn vị của tỉnh để chuyển giao các kỹ thuật canh tác ngô tiên tiến cho nông dân, trong đó đặc biệt phải nói đến là các giống ngô NK mới.

Chúng tôi đánh giá cao những giải pháp kỹ thuật của Cty để góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân và những hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội này nhằm chung tay cùng chính quyền xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Chúng tôi mong những hộ nông dân được nhận nhà sẽ tiếp tục phấn đấu trong lao động SX để thoát nghèo, xứng đáng với sự quan tâm của công ty, cũng như mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ và hợp tác lâu dài trong những năm tới”.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lê Thị Khánh Hòa, GĐ đối ngoại Cty Syngenta Việt Nam cho biết: “Syngenta thấu hiểu rằng ngôi nhà là mơ ước của hàng ngàn hộ nông dân nghèo tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào được góp phần giúp đỡ họ thực hiện ước mơ đó. Syngenta sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương và nông dân, mang đến những gói giải pháp canh tác ngô tiên tiến và bền vững nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và gia tăng lợi nhuận cho nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống của cộng đồng nông thôn Việt Nam”.

Tháng 12 vừa qua, chương trình “Mái ấm cho nông dân - Cùng Syngenta chia sẻ yêu thương” cũng đã trao tặng 5 căn nhà cho nông dân và 30 xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó tại tỉnh Đồng Tháp.

Lai Châu là điểm tiếp theo trong hành trình mang niềm vui cho nông dân sau khi dừng chân tại Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh và Đồng Tháp. Đến năm 2020, tổng cộng sẽ có 110 ngôi nhà được trao tận tay các nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền đất nước.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm