| Hotline: 0983.970.780

Tết Mùi cúng gà gì?

Thứ Ba 03/02/2015 , 10:30 (GMT+7)

Cty Gà giống Dabaco đã chuẩn bị sẵn sàng hàng nghìn con gà Chín cựa Dabaco bảo đảm 100% còn “zin”, qua đó phục vụ một phần nhu cầu tâm linh của người dân phía Bắc...

Không biết có phải do duyên tiền định hay không mà gà là linh vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết tại Bắc Ninh.

Trùng hợp hơn nữa khi có một DN đóng trên vùng đất Kinh Bắc xưa đã tiếp nối câu chuyện truyền thuyết khi sưu tầm, tuyển chọn, nhân nuôi thành công giống gà chín cựa huyền thoại trong lịch sử dựng nước của cha ông.

Ít người biết rằng, theo truyền thuyết Bắc Ninh chính là nơi Thủy tổ nước Việt Kinh Dương Vương đặt nền móng khai sinh ra nước Lạc Việt sau khi di dời từ Hồng Lĩnh ra. Hiện, tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành, Bắc Ninh) còn lưu giữ lăng và đền thờ ông bên dòng sông Thiên Đức.

Sở dĩ, nói con gà gắn với lịch sử mảnh đất Bắc Ninh - Kinh Bắc bởi trong huyền sử Việt Nam, thời các vua Hùng, hậu duệ của Thủy tổ Kinh Dương Vương, con gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật Vua Hùng thách cưới Sơn Tinh, Thủy Tinh để gả con gái của mình là Mỵ Nương là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Đến thời An Dương Vương, khi nhà vua cố công xây thành ở đất Việt Thường, nhưng đắp đến đâu thì đất lở đến đấy. Thục Phán cầu trời thì được một con rùa (Thần Kim Qui) đến giúp.

Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành.

Sau này, trong dòng tranh dân gian Đồng Hồ (Bắc Ninh), con gà trống trở thành linh vật được kính trọng nhất bởi hội tụ đủ cả nhân, dũng, nghĩa, trí, tín.

Khác với đồng bào miền Nam có phong tục cúng thịt kho hột vịt, với người dân Bắc Ninh nói riêng và người dân sinh ra trên đất Bắc nói chung, con gà trống cúng ngày Tết là sản phẩm nghèo mấy cũng phải có.

Theo phong tục tập quán của người Việt, ngày Tết không thể thiếu 3 con gà trống cúng. Trong đó, một con cúng mâm Tất niên, một con cúng mâm Giao thừa và một con cúng mâm sáng mùng 1 Tết.


Gà chín cựa Dabaco 100% còn “zin”

Gà trống cúng Tết phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về ngoại hình, mào cờ, mào hình vương miện hoặc bờm sư tử, dáng người hùng dũng, phải có lông đuôi cầu vồng, cựa dài, chân vàng...

Đặc biệt, gà trống cúng tết phải chưa từng đạp mái để không phạm húy với tổ tiên. Nhưng, khổ một nỗi người nuôi gà thả vườn hiện nhốt trống mái lẫn lộn nên rất khó để đảm bảo gà cúng có còn là “trai tơ” hay không?.

Câu hỏi này trước đây rất khó để trả lời thấu đáo, song với công nghệ, quy hiện đại ngày nay, Cty TNHH MTV Gà giống Dabaco thuộc Tập đoàn Dabaco (Bắc Ninh) tự tin khẳng định dòng sản phẩm gà chín cựa Dabaco trống DN này tạo ra 100% “còn trinh”.

Theo lãnh đạo Cty Gà giống Dabaco, sau khi sưu tầm, bảo tồn thành công giống gà chín cựa bằng sừng (chứ không phải gà chín ngón cựa thịt mà mọi người vẫn hay lầm tưởng) đúng trong truyền thuyết, nhờ công nghệ thụ tinh nhân tạo kết hợp sàng lọc tinh phân li giới tính, Cty Gà giống Dabaco đã sản sinh ra cả hàng nghìn con gà chín cựa Dabaco trống giống nhau như đúc.

Những chú “gà Nòi” này được nuôi khu biệt trong hệ thống chuồng trại theo kiểu bán hoang dã khép kín, hiện đại có thể nói là bậc nhất Việt Nam hiện nay nên các “chị” gà mái có muốn tiếp cận cũng không được.

Theo ông Nguyễn Như Phán - Phó Giám đốc Cty Gà giống Dabaco tiết lộ: Ngoài ý nghĩa tâm linh khi hội tụ đầy đủ tam quan ngũ hành là đầu công, mình cốc, mào hoa dâu; năm màu ngũ hành đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen trắng xen xanh cánh trả của lông thì sản phẩm gà chín cựa Dabaco còn sở hữu chất lượng thịt rắn chắc, thơm ngon, ít mỡ do thừa hưởng nguồn gen quý từ các giống gà chọi.

“Thời điểm hiện tại, Cty Gà giống Dabaco đã chuẩn bị sẵn sàng hàng nghìn con gà Chín cựa Dabaco bảo đảm 100% còn “zin”, qua đó phục vụ một phần nhu cầu tâm linh của người dân phía Bắc và những người con miền Bắc đang sinh sống làm việc xa nhà. Thông qua sản phẩm gà chín cựa Dabaco, chúng tôi mong muốn góp chút sức nhỏ tôn vinh và khẳng định thêm bản sắc Việt, bởi trong lịch sử văn hóa Việt Nam đâu có thuốc ngoại, rượu Tây”. Ông Nguyễn Như Phán tâm sự.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm